Ở trẻ nhỏ, bệnh tiêu chảy cấp là căn bệnh dễ mắc phải và thường gây nguy hiểm cho bé nếu như không được điều trị kịp thời. Vậy làm sao để biết các dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em? Biểu hiện của bệnh là gì? Các cách chăm sóc bé khi bị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì?
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì? Tiêu chảy cấp là tình trạng đi tiêu nhiều lần hơn bình thường, tính chất phân là lỏng như nước, hay đàm máu và kéo dài đến 14 ngày. Đối với những em bé còn bú mẹ thì mỗi ngày có thể đi tiêu từ 5-7 ngày, phân sệt, có lợn cợn màu xanh, mùi chua.
Với trẻ thì thường đi tiêu ngay sau khi bú mẹ, không phải do bệnh, bé vẫn bú nhiều và chơi vui vẻ. Nhưng với bé bị bệnh thì có thể sẽ bị sốt, hay nôn, đau bụng, biếng ăn và mất nước. Nếu bệnh nặng có thể khiến bé tử vong. Khi bị bệnh, bé sẽ có xuất hiện rất nhiều dấu hiệu, nếu bố mẹ không nắm rõ thì sẽ rất nguy hiểm.
Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về những dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới đây nhé!
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy cấp là gì?
Đối với những bé bị mắc chứng tiêu chảy cấp thì dấu hiệu đầu tiên sẽ là đi phân lỏng nước, có mùi hôi tanh. Cơ thể của bé luôn có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc nhiều, hay nôn… Số lần mà bé đi ngoài sẽ nhiều gấp đôi so với bình thường. Hơn nữa, bé lại thường xuyên thấy đau thắt bụng, khó ngủ.
Bố mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng của bé, thời gian mắc bệnh có thể là từ 7-14 ngày. Bên cạnh theo dõi tại nhà, bố mẹ cũng nên đưa bé đến bệnh viện để được theo dõi, thăm khám và điều trị kịp thời.
Một số dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em cụ thể như sau:
– Với những em bé dưới 1 tuổi, nhất là những bé dưới 6 tháng thì tần suất đi tiêu sẽ nhiều hơn bình thường, có thể là 3-10 lần/ngày hoặc nhiều hơn nữa. Phân của bé nhìn có thể sẽ có dạng sệt, dạng lỏng, nhiều màu vàng, xanh, nâu.
– Với những bé đang bú sữa mẹ thì tần suất phân đi còn nhiều hơn và phân nước lỏng hơn so với những bé uống sữa công thức.
– Phân của bé bị tiêu chảy cấp thường lỏng nhiều hơn, có nhiều nước hơn và có mùi hôi tanh.
– Bé sẽ có thêm một số dấu hiệu khác như mệt, quấy khóc nhiều, sốt, buồn nôn, đau bụng…
Cách chăm sóc cho trẻ em khi bị tiêu chảy
Khi thấy rõ các dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em và điều trị, bố mẹ cần phải kết hợp với những cách chăm sóc hiệu quả, khoa học. Đối với những bé bị tiêu chảy không quá nghiêm trọng thì sẽ được điều trị tại nhà. Cho nên, bố mẹ cần phải theo dõi sát sao tình trạng của bé.
Dưới đây là một số điều mà bố mẹ nên ghi nhớ khi có con bị tiêu chảy:
– Cho bé uống lượng nước gần như gấp đôi so với thường ngày để bổ sung nước cho cơ thể. Việc này sẽ giúp bé nhanh lấy lại sức, giảm bớt triệu chứng của bệnh.
– Luôn đảm bảo cho bé ăn đủ lượng thức ăn mỗi ngày cho dù bé quấy khóc hay chán ăn. Vì nếu không cho bé ăn đủ bữa thì không đủ dinh dưỡng để bé tăng sự đề kháng và điều trị bệnh. Hãy lựa chọn những loại thực phẩm thích hợp với tình trạng bệnh của bé.
– Bổ sung cho bé kẽm và các loại vitamin khác để cơ thể bé khỏe mạnh hơn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
– Không cho bé uống sữa thay cho thức ăn bởi đó là thực phẩm dễ khiến bé bị tiêu chảy; cũng không nên cho bé ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ.
Bên cạnh những lưu ý về bổ sung dinh dưỡng cho bé, bố mẹ cần phải lưu ý thêm về chế độ và giờ cho bé ăn. Nếu như bé không ăn đủ lượng thức ăn thì sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Bố mẹ có thể chia phần ăn của bé ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày cho bé dễ ăn hơn. Đồng thời, bạn hãy lựa chọn các món ăn như cháo, súp phù hợp với thể trạng tiêu chảy của bé.
Làm sao để phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ em?
Đối với trẻ nhỏ, bệnh tiêu chảy cấp là chứng bệnh rất dễ mắc phải. Làm sao để chữa bệnh này? Trước hết, bạn cần phải có những biện pháp để phòng ngừa bệnh cho bé trước. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả như:
– Đầu tiên chính là chế độ ăn uống của bé cần phải đảm bảo vệ sinh, nhất là trong thời tiết mùa hè nắng nóng. Luôn cho bé ăn chín, uống sôi, dùng các loại thực phẩm rõ nguồn gốc nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, không dùng đồ ăn để lâu ngày.
– Nguồn nước để nấu ăn, sinh hoạt phải sạch, tránh những nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm.
– Cho bé đi tiêm phòng định kì, tiêm các vacxin phòng ngừa bệnh tiêu chảy
– Hình thành thói quen rửa tay trước và sau khi ăn cho bé
– Rửa tay khi đi vệ sinh
– Cho bé đi vệ sinh trong nhà vệ sinh sạch sẽ, không được phóng uế bừa bãi
– Không cho bé lại gần khu vực có người đang mắc bệnh tiêu chảy cấp hoặc nơi có dịch bệnh
Hy vọng với những dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em ở trên, các bậc phụ huynh sẽ có những phương pháp kịp thời để bảo vệ sức khỏe bé. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy truy cập Góc Bé Yêu nhé!
Xem thêm bài: Top 7 bệnh thường gặp ở trẻ em mùa cuối năm hay gặp
Góc Bé Yêu là shop quần áo trẻ em cao cấp. Góc Bé Yêu bán sỉ và lẻ quần áo trẻ em xuất khẩu Hàn Quốc, USA. Bên cạnh đó, shop còn nhập khẩu quần áo trẻ em Hàn Quốc. Tại shop nhiều quần áo bé trai xuất khẩu, quần áo bé gái xuất khẩu và đồ sơ sinh cao cấp.