Cảm cúm vào mùa đông trẻ em

Top 7 bệnh thường gặp ở trẻ em mùa cuối năm hay gặp

Cuối năm, đặc biệt là vào mùa thu đông, không khí lạnh cùng với những cơn gió bất chợt sẽ khiến cho sức khỏe của trẻ dễ bị ảnh hưởng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 7 bệnh thường gặp ở trẻ em mùa cuối năm để có thể có phương pháp bảo vệ bé tốt nhất nhé!

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết trẻ em

Căn bệnh đầu tiên có lẽ phải kể đến bệnh sốt xuất huyết, đây là căn bệnh xuất hiện quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất vẫn là lúc cuối thu. Bởi lúc này là thời điểm không khí ẩm thấp, muỗi nhiều. Những bé dưới 10 tuổi là dễ bị mắc bệnh nhất.

Khi mắc bệnh, bé sẽ có biểu hiện như: đột ngột sốt cao liên tục 2-4 ngày, có dấu xuất huyết dưới da, đi tiểu ra máu… Nếu thấy bé có những dấu hiệu của bệnh, bố mẹ nên cho bé uống thuốc giảm sốt loại paracetamol. Sau đó, bố mẹ hãy nhanh chóng chuyển bé ngay tới bệnh viện kịp thời.

Cảm cúm vào mùa đông

Một trong 7 bệnh thường gặp ở trẻ em mùa cuối năm dễ khiến bé mắc phải chính là cảm cúm trong mùa đông. Bệnh này không quá nguy hiểm nhưng lại khiến cho sức khỏe của bé bị ảnh hưởng, gây khó chịu và mệt mỏi cho bé.

Căn bệnh này là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền qua đường hô hấp do virut cúm gây ra. Thông thường, có 2 chủng loại là virut cúm A và virut cúm B. Khi bị cúm, bé sẽ rất khó chịu với các triệu chứng: sốt, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân…

Để phòng tránh cho bé, bố mẹ nên luôn giữ ấm cho cơ thể bé, ăn uống đồ ấm và giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé. Hạn chế cho bé tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là những người đang bị cúm. Bố mẹ nên cho bé đi kiểm tra định kì, tiêm phòng đầy đủ để ngăn ngừa bệnh.

Cảm cúm vào mùa đông trẻ em

Sốt phát ban (ban đào)

Sốt phát ban là căn bệnh rất dễ mắc phải ở những bé có độ tuổi từ 6-36 tháng tuổi. Những trẻ trong độ tuổi này thường mắc bệnh này ít nhất 1 lần và có thể sẽ bị tái phát nếu như có đề kháng yếu. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, dịch tiết nước bọt.

Để có thể phòng ngừa bệnh cho bé, bố mẹ nên tiêm phòng theo đúng định kỳ, thông mũi cho bé bằng muối sinh lý, khăn mềm. Cho bé ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước. Khi cho bé uống thuốc thì nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.

Sốt phát ban (ban đào) trẻ em

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Khi nhắc đến 7 bệnh thường gặp ở trẻ em mùa cuối năm, không thể không nhắc đến căn bệnh viêm đường hô hấp trên. Bệnh thường bị lây nhiễm do môi trường không sạch, có nhiều khói bụi, ẩm thấp do thời tiết lạnh.

Để phòng ngừa bệnh, bố mẹ cần lưu ý một số điều như sau:

– Không cho bé tiếp xúc với những người bị bệnh

– Luôn giữ ấm cho bé khi đi ngủ và khi đi ra ngoài

– Không cho bé ở ngoài trời lạnh quá lâu

– Cung cấp cho bé đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu

– Tránh cho bé ở những nơi nóng, bụi bặm, môi trường ẩm thấp khiến hệ hô hấp của bé bị ảnh hưởng

Viêm đường hô hấp trên

Viêm tiêu phế quản

Bệnh viêm tiêu phế quản là hiện trạng xung và chất nhầy tích tụ ở bên trong đường dẫn khí phổi nhỏ nhất. Nguyên nhân gây bệnh là do virut hợp bào hô hấp, tốc độ lây lan bệnh rất nhanh và có nguy cơ thành dịch. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho bé thường xuyên phải nhập viện.

Bố mẹ không nên chủ quan nếu như thấy trẻ có một số dấu hiệu như: ho, chảy nước mũi, sốt cao… Sau khoảng 3-5 ngày bé có dấu hiệu ho ngày càng nhiều hơn, khó thở… Trước tiên, bố mẹ hãy cho bé uống nhiều nước hơn thường ngày, cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Thực hiện thông mũi cho bé bằng cách nhỏ 1 vài giọt nước muối sinh lý. Nếu thấy bé có biểu hiện bệnh nặng hơn thì hãy cho bé đến bệnh viện kiểm tra.

Trẻ em bị hạ thân nhiệt

Vào những mùa cuối năm, đặc biệt là mùa đông, trẻ rất dễ bị hạ thân nhiệt. Lúc này, bé sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ. Đồng thời trên cơ thể hay xuất hiện những đợt rùng mình không kiểm soát.

Nếu như thời tiết chuyển lạnh hơn, da bé bị bệnh sẽ có dấu hiệu tái xanh, đồng tử bị giãn ra và khó tỉnh táo. Đây là căn bệnh rất dễ khiến trẻ em mắc phải vào mùa đông. Nếu như không được can thiệp nhanh chóng trong giai đoạn đầu thì sẽ khiến cho các triệu chứng ngày càng nặng hơn.

Lúc này, bố mẹ cần phải giữ ấm cho bé luôn luôn cho đến khi cơ thể bé ấm trở lại để đảm bảo sức khỏe. Mẹ nên chọn cho bé những bộ quần áo giữ ấm tốt.

Tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy ở trẻ em

Bệnh tiêu chảy cũng là một trong 7 bệnh thường gặp ở trẻ em mùa cuối năm, nhất là vào mùa thu với những em bé từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi. Virut gây ra tiêu chảy cấp thường xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng hoặc đường phân.

Bé sẽ thường có biểu hiện là nôn trước, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài, hoặc có thể ho, sốt nên rất nhiều bố mẹ sẽ nhầm với viêm đường hô hấp, viêm mũi họng.

Bệnh có biến chứng nguy hiểm nhất chính là bị mất nước, mất muối nhiều dẫn đến trụy mạch, thậm chí là có thể gây tử vong nếu như không được bù nước kịp thời. Cho nên, bố mẹ cần phải chăm sóc kỹ cho bé khi bị bệnh. Lúc này, bố mẹ nên cho bé uống dung dịch oresol theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì, không pha loãng hay đặc quá.

Còn nếu thấy bé bị mệt quá, không ăn uống gì, không muốn chơi, nằm li bì thì nên đưa bé đến bệnh viện để khám chữa.

Đó chính là 7 bệnh thường gặp ở trẻ em mùa cuối năm mà bất cứ phụ huynh nào cũng nên biết để phòng tránh cho bé một cách tốt nhất. Góc Bé Yêu sẽ luôn sẵn sàng giải đáp cho bạn những biện pháp phòng và chữa bệnh tốt nhất.

Xem thêm bài: Những điều cơ bản về bệnh tay chân miệng ở trẻ em