Chăm sóc bé bị tay chân miệng

Những điều cơ bản về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là căn bệnh không quá nghiêm trọng, không đe dọa nhiều đến sức khỏe những để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Những căn bệnh này thường gặp ở những em bé nhỏ, nhất là những bé dưới 3 tuổi. Vậy bệnh tay chân miệng cụ thể là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ bị lây lan từ người này sang người khác. Nếu như bé không được điều trị kịp thời, đúng cách thì sẽ rất dễ để lại những biến chứng nguy hiểm.

Căn bệnh này là một dạng bệnh lây nhiễm và thường gặp nhiều nhất ở trẻ có độ tuổi dưới 10 tuổi. Bệnh có thể chia làm 2 loại:

– Bệnh do virus Coxsackievirus A16 gây ra là bệnh thể nhẹ, có thể tự khỏi từ 7 – 10 ngày mà không cần điều trị.

– Bệnh do virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra là bệnh thể nặng, tình trạng này sẽ rất nguy hiểm nếu như bé không được chữa trị kịp thời. Thậm chí, tình trạng này còn rất dễ dẫn đến tử vong cho bé.

phòng bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tay chân miệng xuất hiện ở trẻ em chủ yếu là do bị nhiễm trùng coxsackievirus A16. Coxsackievirus thuộc nhóm virus gọi là nonovio enterovirus.

Nguồn lây nhiễm chính là do bé có sự tiếp xúc với:

– Dịch tiết mũi hoặc đờm của người đã bị bệnh

– Tiếp xúc với nước bọt của người bị bệnh

– Tiếp xúc với chất lỏng từ mụn nước bị vỡ của người bị bệnh

Dấu hiệu trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Căn bệnh tay chân miệng của trẻ em về cơ bản được chia ra làm 2 loại: bệnh nhẹ và bệnh nặng. Dấu hiệu của 2 tình trạng bệnh này cụ thể như sau:

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng thể nhẹ

Đối với bệnh tay chân miệng ở trẻ em thể nhẹ thì các dấu hiệu thường khá là dễ nhận biết. Đó là các dấu hiệu:

– Sốt nhẹ, sốt cao nhưng dễ hạ sốt

– Xuất hiện những vết tổn thương da như mụn nước, rát đỏ ở khu vực lòng bàn tay, lòng bàn chân, quanh miệng…

– Một số bé sẽ có thêm hiện tượng tiết nước bọt nhiều, hay buồn nôn, bỏ bữa, quấy khóc nhiều, tiêu chảy…

Những dấu hiệu này cho thấy bé đang bị bệnh ở cấp độ nhẹ, nhưng tốt hơn hết là boosmej nên đưa bé đi khám để nhanh chóng điều trị bệnh cho bé.

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng thể nặng

Nếu bệnh phát triển đến thể nặng mà không được cứu chữa kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Trong giai đoạn này, bé sẽ có các dấu hiệu như:

– Bé hay bị sốt cao mà không hạ, thường là trên 38,5 độ C

– Trẻ thường quấy khóc, khóc dai dẳng kéo dài; thỉnh thoảng còn quấy khóc cả đêm, khó ngủ và hay tỉnh giấc

– Bé dễ bị giật mình, đây chính là dấu hiệu của việc bé bị nhiễm độc thần kinh; biểu hiện này của bé thậm chí còn xảy ra keercar khi bé đang chơi.

Nếu như thấy bé có những biểu hiện trên thì bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Phương pháp phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Chăm sóc bé bị tay chân miệng

Hiện nay, chưa có một loại vacxin nào để chữa và phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Cho nên, để chủ động phòng tránh thì bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…

– Luôn cho bé ăn chín, uống sôi, các loại thức ăn đảm bảo dinh dưỡng; vật dụng cho bé ăn cũng phải đảm bảo sạch sẽ trước khi dùng

– Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày

– Không cho bé ăn bốc, mút tay; không mớm thức ăn cho bé; không cho bé dùng chung khăn tay, các vật dụng khác khi chưa được khử trùng.

– Luôn luôn lau sạch sẽ các bề mặt, các dụng cụ tiếp xúc mỗi ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, mặt bàn, ghế… bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

– Không cho bé lại gần và tiếp xúc với người đang bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh

– Dùng nhà vệ sinh sạch sẽ

– Khi thấy bé có xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ của việc bị bệnh thì cho bé đi khám, hoặc thông báo cho đơn vị y tế gần nhất để kịp thời điều trị.

Hướng dẫn cách chăm sóc cho bé bị bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Khi bé bị bệnh tay chân miệng ở trẻ em thì phải chăm sóc như thế nào? Bé cần phải có cách chăm sóc đúng cách thì mới nhanh khỏi. Vậy có những điểm cần lưu ý nào? Đó là:

Không nên làm gì khi trẻ em bị tay chân miệng

– Để bé tiếp xúc với những người bị bệnh, vì bé rất dễ bị lây bệnh qua đường nước bọt, hắt hơi…

– Cho bé ăn đồ cay nóng vì nó sẽ khiến bé bị khó chịu, đau đớn

– Cho bé ăn các loại thực phẩm có nhiều axit vì nó sẽ khiến cho vết thương càng thêm đau rát, lở loét

– Ép trẻ ăn nhiều, việc này sẽ khiến bé cảm thấy sợ hãi

– Sử dụng đồ chơi chung với những bé khác khiến phát tán mầm bệnh nhanh

Nên làm khi trẻ bị tay chân miệng

Nguyên nhân trẻ em bị tay chân miệng

– Cho bé nghỉ ngơi hoàn toàn trong môi trường thoáng, sạch, không bị ẩm mốc, không có bụi bẩn hoặc tiếng ồn

– Cho bé được thư giãn hoàn toàn trong khi điều trị bệnh

– Luôn tắm rửa sạch sẽ cho bé, lúc tắm gội nên nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bọng nước khiến bé đau rát…

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh tay chân miệng ở trẻ em mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên biết. Nếu bạn còn thắc mắc về bất cứ điều gì liên quan đến sức khỏe bé yêu, hãy truy cập ngay web Góc Bé Yêu để được tư vấn nhé!

Góc Bé Yêushop online quần áo trẻ em cao cấp.

Xem thêm bài: Nhắc mẹ những cách chữa dị ứng ở trẻ em an toàn nhất