Chăm sóc bé sơ sinh

Nhắc mẹ những cách chữa dị ứng ở trẻ em an toàn nhất

Dị ứng là bệnh thường xuyên xuất hiện ở trẻ nhỏ với nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bậc cha mẹ cần lưu ý và nắm bắt những thông tin cần thiết để có thể khắc phục cho bé.

Vậy dị ứng là gì? Có những loại dị ứng nào và cách chữa dị ứng ở trẻ em như thế nào là đúng cách? Các mẹ cần đọc hết bài viết để nắm thông tin một cách toàn diện và chính các nhất.

Dị ứng ở trẻ là gì?

Hiện nay có rất nhiều người cho rằng dị ứng đơn giản chỉ là tình trạng ngứa ngáy hay mẩn đỏ ở da bé. Ý kiến này đúng nhưng chưa đủ, bởi trên tế dị ứng có rất nhiều loại và có các biểu hiện khác nhau.

Trong y khoa, dị ứng được định là một căn bệnh. Đây là bệnh liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể trẻ và dẫn đến các hiện tượng như: nổi mẩn ngứa, mề đay, sổ mũi, chảy nước mắt, hắt xì….

Dị ứng không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến bên ngoài mà còn gây hại đến nội tạng vì liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Cách chữa dị ứng ở trẻ em

Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ và cách chữa.

Dị ứng xuất hiện khi cơ thể trẻ phản ứng lại quá mức khi tiếp xúc với “dị nguyên” lạ qua cơ chế miễn dịch của trẻ.

Viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa chắc chắn là một dạng dị ứng được các bệnh cha mẹ biết đến nhiều nhất ở trẻ.

  • Biểu hiện của viêm da cơ địa: Xuất hiện các mụn nước li ti, được tập trung trên một vùng da đỏ. Mụn nước xuất hiện ở vùng mặt, cánh tay hoặc rải rác toàn thân. Những mụn nước này thường gây ngứa rát và vỡ chảy dịch. Khi vỡ, đây sẽ là đường vào của những vi khuẩn gây ra những bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ.
  • Cách chữa: cách chữa dị ứng ở trẻ em không giống với người lớn. Vì trẻ có hệ miễn dịch kém, hay đùa nghịch và thích khám phá thế giới bên ngoài. Vì vậy, để chữa viêm da cơ địa ở trẻ các mẹ cần lưu ý đưa bé đến khám chuyên khoa sớm. Da bé cần phải được dưỡng ẩm đúng cách, chống viêm bằng các bôi thuốc tại chỗ.

Nếu bé chỉ bị mẩn ngứa không quá nghiệm trọng, mẹ có thể sử dụng các biện pháp dân gian để chữa dị ứng ở trẻ. Các loại lá chè, mướp đắng, lá khế… được khuyên dùng để tắm cho trẻ khi xuất hiện dấu hiệu mẩn ngứa. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý: sau khi tắm bằng các loại lá phải tắm lại bằng nước sạch, không tắm cho trẻ  bằng các loại lá khi các vết mụn nhọt đã vỡ và cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Hen phế quản ở trẻ em

trẻ bị dị ứng mẹ làm sao

Đây là một dạng dị ứng do cơ thể trẻ phản ứng quá mức với các tác nhân bên ngoài dẫn đến tình trạng viêm mạn tính đường thở.

  • Biểu hiện: Bé có các triệu chứng: ho, khò khè, khó thở.
  • Cách chữa: Khi bé có các triệu chứng trên cần nhanh chóng đưa bé đi khám chuyên khoa để được sự tư vấn của bác sĩ. Tránh để lâu, dai dẳng sẽ gây nguy hiểm khi chuyển sang viêm phổi. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên tìm hiểu thêm các biện pháp dân gian để chữa dị ứng ở trẻ.

Hen phế quản đang ngày càng phổ biến ở trẻ dẫn đến những hệ lụy xấu của nó. Bệnh dị ứng này sẽ gây ảnh hưởng đến việc học tập, giải trí, mất ngủ, gây hại trầm trọng cho sức khỏe. Vì vậy, việc phát hiện kịp thời và chữa dị ứng ở trẻ đúng cách sẽ khiến bệnh dễ kiểm soát hơn.

Viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng

Cách chữa dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng là bệnh dị ứng rất hay gặp ở trẻ.

  • Biểu hiện: hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi. Khi bị viêm kết mạc dị ứng trẻ thường có biểu hiện: ngứa mắt, hay dụi mắt, chảy nước mắt.
  • Cách chữa: Bệnh dị ứng này thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, diễn ra theo mùa hoặc cũng có thể là quanh năm. Để chữa loại dị ứng này cho trẻ bác sĩ thường kê thuốc uống hoặc xịt mũi, nhỏ mắt theo tình trạng của trẻ.

Ngoài ra, các mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh giường chiếu, nhà cửa tránh những tác nhân, vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp của trẻ. Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh, ngâm chân nước gừng ấm và bôi dầu tràm vào lòng bàn chân khi trẻ có các dấu hiệu hắt xì, chảy nước mũi.

Trẻ dị ứng thức ăn

Trẻ dị ứng thức ăn

  • Biểu hiện: Các triệu chứng dị ứng thức ăn thường xuất hiện vài giờ sau khi ăn như: ngứa, rát, ban đỏ nổi khắp cơ thể, nôn, đau bụng, đi ngoài phân  lỏng. Ngoài ra còn có thể gây khó thở, tụt huyết áp, mất ý thức  nguy hiểm đến tính mạng của trẻ
  • Cách chữa: Khi trẻ có những biểu hiện trên, bố mẹ hãy nhanh chóng cho trẻ uống nước cam, chanh, cởi bớt quần áo, uống nhiều nước, chườm khăn lạnh và sau đó đưa trẻ đến ngay các phòng khám chuyên khoa.

Cách chữa dị ứng ở trẻ cần phải nhanh chóng, dứt khoát tránh kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Các mẹ cũng cần lưu ý đối với thức ăn của trẻ, tránh cho trẻ ăn những đồ ăn sống hoặc chưa nấu chín.

Mày đay cấp và mạn.

Mày đay xuất hiện khi cơ thể trẻ tiếp xúc với các dị nguyên lạ hoặc xuất hiện trong các bệnh lý dị ứng trên.

  • Biểu hiện: Trẻ bị ban đỏ ngứa rải rác trên cơ thể. Tình trạng này xuất hiện trong thời gian ngắn được gọi là mày đay cấp, kéo dài trên 6 tuần thì được gọi là mày đay mạn.
  • Cách chữa: Đối với dạng dị ứng này, trẻ cần được đưa đi xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân hoặc dị nguyên.

Đối với mày đay dạng nhẹ, cơ thể trẻ có thể chống chọi lại nhờ cơ chế miễn dịch và sẽ tự khỏi sau vài hôm. Tuy nhiên, với trường hợp nặng dị ứng sẽ tái diễn và kéo dài. Trong trường hợp này trẻ cần được được cân nhắc khi sử dụng thuốc theo đường uống hoặc tiêm theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những bệnh dị ứng và cách chữa dị ứng cho trẻ đúng đắn nhất mà các mẹ cần biết. Các mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để chữa dị ứng cho trẻ khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm đến việc phòng bệnh cho trẻ. Mẹ hãy chú trọng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như không gian sinh sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Góc Bé Yêu đã chia sẻ các cách chữa dị ứng ở trẻ em. Hy vọng thông tin hữu ích đến các bố mẹ. Mọi ý kiến đóng góp vui lòng để lại ở phần bình luận. Góc Bé Yêushop quần áo trẻ em cao cấp.

Xem thêm bài: Mách mẹ 4 cách bắt giun kim ở trẻ em hiệu quả không dùng thuốc tại nhà