Trẻ sơ sinh bị sổ mũi - Phụ huynh nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi – Phụ huynh nên làm gì?

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu. Bởi vậy khi thời tiết thay đổi, con dễ mắc phải các bệnh về mũi họng. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị sổ mũi, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng, chỉ cần áp dụng những mẹo chăm sóc, điều trị được Góc Bé Yêu chia sẻ, bé yêu sẽ nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.

Góc Bé Yêu shop quần áo trẻ em cao cấp. >> Xem thêm: Quần áo sơ sinh mới về

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Thời tiết thay đổi khiến con yêu bị sốt, sổ mũi
Thời tiết thay đổi khiến con yêu bị sốt, sổ mũi

Phần lớn trẻ sơ sinh xuất hiện triệu chứng hắt hơi sổ mũi là do cơ thể bị nhiễm lạnh. Theo Đông y, tạng phế của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên khi thời tiết thay đổi thất thường, đổ nhiều mồ hôi rất dễ bị cảm lạnh. 

Y học hiện đại chỉ ra rằng, mũi là cửa ngõ của hệ hô hấp. Bên trong hốc mũi có cấu tạo gồm một lớp niêm mạc bao phủ thảm nhầy làm nhiệm vụ ngăn cản bụi bẩn, vi khuẩn và hạn chế sự thay đổi nhiệt độ bên trong xoang mũi. Nếu lớp biểu mô này bị kích thích sẽ khiến tuyến chế tiết gia tăng dịch nhầy, gây nên hiện tượng chảy nước mũi.

Nước mũi không chỉ là nơi cư trú của vi khuẩn, bụi bẩn mà còn làm giảm lưu thông không khí, khiến trẻ sơ sinh khó chịu và quấy khóc. Hiện tượng này có thể tự hết nhưng trong một số trường hợp sẽ trở nặng, dẫn đến biến chứng viêm xoang, viêm họng hoặc viêm phế quản… 

>> Xem thêm: Cách bổ sung Vitamin D cho trẻ sơ sinh

Cách điều trị trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Do cơ chế miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên sức khỏe của các con thường rất yếu. Chưa kể, nước mũi còn gây cản trở hệ hô hấp, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông không khí, làm bé khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi, cơ thể suy kiệt. 

Để điều trị và giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ thở hơn, các bậc cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp đơn giản sau ngay tại nhà:

Làm thông thoáng mũi

Giúp bé hút dịch nhầy, làm thông thoáng mũi
Giúp bé hút dịch nhầy, làm thông thoáng mũi

Việc đầu tiên bạn cần làm là làm thông thoáng mũi, không còn khó chịu nữa. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% (loại có bán sẵn tại các tiệm thuốc Tây) và nhỏ 1-2 giọt vào bên bị sổ mũi. Tiếp đó, sử dụng dụng cụ hút chuyên dụng, nhẹ nhàng hút sạch dịch nhầy bên trong. Sau đó, cùng tăm bông lau sạch một lần nữa để giúp con dễ thở hơn. 

Với biện pháp này, bạn nên áp dụng 1-3 lần/ngày, tùy thuộc vào lượng dịch nhầy. Khi thực hiện, cần chú ý cẩn thận, nhẹ nhàng tránh làm bé đau, sợ hãi.

Sử dụng gối cao hơn đầu khi ngủ

Mẹ nên chú ý điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh. Nên đặt đầu cao hơn phần mũi để tránh dịch chảy ngược, khiến bé khó thở. Lưu ý nên chọn loại gối, chăn mềm để kê, tranh để đầu bé bị tuột xuống.

Tắm bằng nước ấm pha gừng

Hơi ấm từ nước tắm pha gừng sẽ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể trẻ. Nhờ đó, làm lỏng dịch và khiến chúng không còn tắc nghẽn, lãng hơn và thuận tiện cho thao tác hút bằng dụng cụ.

Massage bằng dầu tràm giữ ấm cơ thể
Massage bằng dầu tràm giữ ấm cơ thể

Bên cạnh đó, mẹ có thể nướng gừng trên bếp than hồng và giã lấy nước, pha cùng nước ấm. Dùng nước này lau nhẹ nhàng lên cơ thể bé để tinh chất thẩm thấu. Hoặc sử dụng dầu khuynh diệp, dầu tràm để thao vào lòng bàn chân, bàn tay, lưng và ngực bé rồi massage nhẹ nhàng. Cách này giúp làm ấm cơ thể, khai thông khí huyết, đánh tan sổ mũi.

Day huyệt nghinh hương

Huyệt nghinh hương (xung dương) có tác dụng thanh hỏa khí, thông tỷ khiếu, tán phong nhiệt… Trong Đông y, người ta thường dạy vào huyệt này để điều trị các chứng viêm mũi, chảy nước mũi, khó thở…

Huyệt nghinh hương nằm cách cánh mũi 1cm, trên phần rãnh mũi má. Phụ huynh dùng đầy ngón tay nhẹ nhàng day trong 1-2 phút để kích thích mạch máu, kích thích hệ hô hấp, giảm lượng nhờn đọng trong khoang mũi. Mỗi ngày, áp dụng 5-7 lần tùy vào mức độ sổ mũi nặng – nhẹ của bé.

>> Xem thêm: Vàng da ở trẻ sơ sinh – Căn bệnh nguy hiểm mẹ cần chú ý

Chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Khi bị sổ mũi, bé quấy khóc nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu nước. Do đó, cha mẹ nên chú ý bù đắp lại lượng nước thiếu hụt bằng sữa, nước điện giải. Đặc biệt, trong thời gian này, lượng dinh dưỡng của trẻ phần lớn đến từ sữa mẹ nên người mẹ cần hạn chế các đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ. 

Đề phòng bệnh sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Giúp bé vận động mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch
Giúp bé vận động mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch

Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa đông, trẻ sơ sinh thường mắc phải các bệnh về đường mũi họng. Để bảo vệ, giúp bé khỏe mạnh, bậc cha mẹ cần lưu ý:

  • Giữ ấm cơ thể, cho bé mặc đẩy đủ quần áo, đội mũ, tất tay chân.
  • Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hàm lượng vitamin, sắt.
  • Giữ gìn vệ sinh không gian sống được sạch sẽ, thông thoáng và khô ráo.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại hóa chất dễ gây kích ứng, thuốc lá, khói bụi hoặc nước hoa, chất tạo mùi…
  • Cho trẻ vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, quấy khóc cả đêm khiến phụ huynh lo lắng. Để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn, điều trị bệnh hiệu quả, bạn nên kết hợp việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, giữ ấm cơ thể, bổ sung nước, day huyệt nghinh hương… Trong trường hợp bé có dấu hiệu sốt, nên liên hệ với bác sĩ và cân nhắc việc sử dụng thuốc kháng sinh, hạ sốt theo chỉ định.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 369 Lò Lu, phường Trường Thạnh, quận 9, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline/ Zalo: 0937367218
  • Email: sales@gocbeyeu.com

1 những suy nghĩ trên “Trẻ sơ sinh bị sổ mũi – Phụ huynh nên làm gì?

  1. Pingback: Trẻ sơ sinh bị sổ mũi – Phụ huynh nên làm gì? – Góc Bé Yêu

Bình luận đã được đóng lại.