Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh mới cập nhật năm 2020

Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh mới cập nhật năm 2020

Ngày 17/10/2017, Bộ Y tế ban hành Thông tư 38/2017/TT-BYT quy định danh mục 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vacxin phòng bệnh. Ngoài ra, trong danh mục mở rộng còn có một số loại phụ huynh có thể tiêm phòng thêm như thủy đậu, viêm màng não, viêm tai giữa, quai bị, cúm, tiêu chảy… Để bảo vệ con yêu một cách toàn diện, đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh về cả thể chất, trí tuệ, những người làm cha, làm mẹ cần tuyệt đối chấp hành lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh được Góc Bé Yêu chia sẻ sau đây. 

Góc Bé Yêu shop quần áo trẻ em cao cấp. >> Xem thêm: Quần áo sơ sinh mới về

Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh cần tiêm 2 mũi phòng lao, viêm gan B
Trẻ sơ sinh cần tiêm 2 mũi phòng lao, viêm gan B

Bộ Y Tế khuyến cáo trẻ sơ sinh tháng cần được tiêm phòng các loại vacxin sau đây để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe toàn diện: 

  • Tiêm vacxin phòng bệnh viêm gan B (Mũi 1): Trong vòng 24 giờ sau sinh hoặc càng sớm càng tốt trong trường hợp hoãn, không đủ điều kiện tiêm ngay sau sinh.
  • Tiêm vacxin phòng bệnh Lao (Mũi 1): Trong thời gian 30 ngày đầu, kể từ khi chào đời. Thời hạn tiêm nhắc lại là sau 4 năm, tính từ ngày thực hiện mũi đầu.

Xử lý như thế nào khi lỡ lịch tiêm phòng?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ huynh cần tuân thủ đúng lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh để phát huy tối đa tác dụng bảo vệ. Tuy nhiên, do một số lý do ngoài ý muốn như quên lịch hẹn, con ốm sốt không đủ điều kiện sức khỏe tiêm phòng, thiếu thông tin về loại vacxin… mà cha mẹ nhỡ lịch. Điều này vô tình nâng cao nguy cơ mắc bệnh, truyền nhiễm nếu trẻ không được kịp thời tiêm phòng. 

Liên hệ với bác sĩ để xin tư vấn
Liên hệ với bác sĩ để xin tư vấn

Nếu rơi vào trường hợp này, phụ huynh nên nhanh chóng liên hệ cho các trung tâm y tế, bệnh viện, bác sĩ khoa nhi để được hỗ trợ. Tùy vào độ tuổi, thể trạng, loại vacxin cần tiêm… chuyên gia sẽ tư vấn lịch phù hợp, cách khắc phục giúp bổ sung, củng cố hàng rào phòng bệnh vững chắc. 

Để hạn chế tối đa tình huống quên lịch tiêm phòng của con nhỏ, những người làm cha, làm mẹ nên chuẩn bị riêng một cuốn sổ tay ghi chép hoặc cài ứng dụng nhắc nhở trên điện thoại, máy tính cá nhân. Trong đó có ghi chú, nhắc nhở khi đến ngày hẹn tiêm các loại vacxin cần thiết được Bộ Y Tế khuyến cáo.

>> Xem thêm: Có nên mua bảo hiểm cho trẻ sơ sinh hay không?

Lưu ý khi đưa trẻ sơ sinh đi tiêm chủng

Bên cạnh việc thực hiện đúng theo lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, phụ huynh cần chú ý những điều sau đây: 

Chuẩn bị trước khi cho trẻ tiêm chủng

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ tránh nhiễm trùng
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ tránh nhiễm trùng

Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng cần đảm bảo các yếu tố:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe và quyết định có nên thực hiện tiêm vacxin hay không.
  • Mang theo sổ tiêm chủng để thuận lợi cho việc theo dõi.
  • Ghi chú, cung cấp cho bác sĩ về các loại vacxin đã sử dụng, trẻ bị dị ứng với thành phần nào, có đang dùng thuốc không.

>> Xem thêm: Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?

Trường hợp chống chỉ định tiêm phòng trẻ sơ sinh

Trẻ gặp các vấn đề sau đây sẽ chống chỉ định tiêm phòng:

  • Suy giảm chức năng hô hấp, tuần hoàn, suy gan, suy thận, suy tim… 
  • Có dấu hiệu sốc phản ứng nặng sau khi tiêm vacxin
  • Giảm miễn dịch chống chỉ định tiêm chủng vacxin sống.
  • Thuộc trường hợp chống chỉ định của nhà sản xuất vacxin.

Trường hợp tạm hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh

Đảm bảo trẻ đủ điều kiện sức khỏe trước khi tiêm chủng
Đảm bảo trẻ đủ điều kiện sức khỏe trước khi tiêm chủng

Trẻ sơ sinh không đáp ứng được điều kiện sức khỏe sẽ tạm dừng lịch tiêm chủng:

  • Nhiệt độ trên 37,5 độ C hoặc duỗi 35,5 độ C.
  • Trẻ sơ sinh mắc nhiễm khuẩn cấp.
  • Trẻ sử dụng sản phẩm Globulin miễn dịch.
  • Trẻ sơ sinh nặng dưới 2 kg.
  • Các trường hợp khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất vacxin.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm chủng

Tại phòng khám: 

  • Lưu lại khu vực chờ 30 phút sau khi tiêm chủng để theo dõi phản ứng của vacxin. 
  • Thông báo ngay cho bác sĩ khi trẻ xuất hiện dấu hiệu bất thường như quấy khóc liên tục, sưng tấy tại vùng tiêm, nổi phát ban đỏ một phần hoặc toàn bộ cơ thể, người tím tái, có dấu hiệu khó thở, tức ngực…

Tại nhà:

  • Quan sát trẻ liên tục trong 24 giờ để theo dõi phản ứng của vacxin. 
  • Cho trẻ được nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, tránh tiếng động ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ.
  • Đưa trẻ đến trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất nếu có dấu hiệu bất thường như nhiệt độ cao, phát ban, khó thở, bé quấy khóc, không chịu ăn ngủ, khu vực tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, nôn mửa, tiêu chảy, co giật… 

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị sổ mũi – Phụ huynh nên làm gì?

Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh cần tuân thủ thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Chi phí của quá trình này thấp hơn rất nhiều với việc điều trị, chăm sóc y tế khi bé mắc bệnh. Để con yêu có một nền tảng sức khỏe tốt, phát triển toàn diện về sức khỏe và trí tuệ, phụ huynh cần lưu ý những chia sẻ của chuyên mục Bé Khỏe Mạnh của Góc Bé Yêu. 

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 369 Lò Lu, phường Trường Thạnh, quận 9, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline/ Zalo: 0937367218
  • Email: sales@gocbeyeu.com