Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và 7 cách phòng ngừa

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và 7 cách phòng ngừa

Nhiều mẹ tỏ lắng không biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng có ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé hay không? Nguyên nhân trẻ bị sôi bụng là gì? Làm sao để khắc phục tình trạng này cho bé ăn ngoan, ngủ kỹ? Tất cả thắc mắc sẽ được góc bé yêu giải đáp qua bài chia sẻ dưới đây!

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng đến từ chế độ dinh dưỡng. Khi trẻ còn ở những tháng đầu đời, hệ tiêu hóa còn non yếu, nếu mẹ cho bé uống sữa bình quá sớm bé sẽ khó thích nghi với loại sữa mới. Hơn nữa, bú bình không đúng cách khiến bé bị nuốt nhiều không khí vào bụng cũng gây ra hiện tượng sôi bụng.

Nếu mẹ ít sữa và cho con uống sữa hộp ngoài. Mẹ hãy theo dõi mức độ ăn ít hay nhiều của trẻ. Nếu trẻ dùng sữa bị sôi bụng, mẹ nên đổi cho con loại sữa khác.

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Ngoài ra, chế độ ăn của mẹ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Mẹ ăn những thực phẩm cay nóng, đồ chứa nhiều dầu mỡ dẫn đến trẻ bị sôi bụng.

Một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đi ngoài nhiều có hạt. Lúc này mẹ nên theo dõi thêm các biểu hiện tiếp theo và tham khảo bài viết trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt nhiều lần để có cái nhìn tổng thể đâu là các nguyên nhân chính.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng để báo hiệu là đường tiêu hóa của trẻ đang không khỏe. Hoặc cách ăn uống của mẹ chưa thật sự tốt cho trẻ. Đó là dấu hiệu cảnh báo sớm của trẻ cho mẹ biết.

Trường hợp trẻ sơ sinh vì tư thế bú hay uống sữa, vì loại sữa công thức mẹ dùng chưa hợp với bé. Thì đây là trường hợp không quá nghiêm trọng. Mẹ có thể áp dụng một số mẹo bên dưới.

Tuy nhiên, trường hợp trẻ sơ sinh bị sôi bụng kèm theo biểu hiện tiêu chảy nhiều, bé bỏ bú. Lúc này tốt nhất mẹ nên liên hệ cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để tư vấn và điều trị.

Mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh mẹ nên tham khảo

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng không phải là bệnh nguy hiểm. Nhưng về lâu dài, nó vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, ngủ không sâu giấc dẫn đến chậm phát triển. Chính vì vậy, sau khi tìm ra nguyên nhân sôi bụng mẹ nên có những cách điều trị phù hợp.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi cũng thường đi kèm theo. Các mẹ có thể tham khảo thêm ở bài viết 5 nguyên nhân trẻ sơ sinh xì hơi nhiều?

trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và táo bón hoặc đi ngoài, chứng tỏ hệ tiêu hóa đang bị mất cân bằng. Hãy cẩn thận hơn trong chế độ ăn uống của mẹ hàng ngày. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì cho khoa học và tốt cho tiêu hóa bé.

Bởi đồ ăn của mẹ cũng quyết định độ thơm ngon của sữa mẹ. Dưới đây là danh sách các thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ mà mẹ cần tránh:

– Đồ ăn dầu mỡ.

– Đồ ăn cay nóng.

– Cam quýt.

– Cà chua, bắp cải, súp lơ…

Trong thực đơn hàng ngày, mẹ cắt giảmsử dụng những thực phẩm khó tiêu trên sẽ hạn chế trẻ sơ sinh bị sôi bụng.

trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn rau củ quả và tránh ăn dầu mỡ và chất cay

Thay đổi tư thế bú bình cho trẻ

Bế bé sai cách khi cho bé bú bình hoặc cho bé bú bình sớm sẽ khiến trẻ sôi bụng, đầy hơi. Lý do là bởi trẻ hút nhiều không khí vào bụng khi bú sữa. Mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh đơn giản là mẹ thay đổi tư thế bú bình khoa học nhất.

Thay đổi tư thế bú bình cho trẻ - 1 mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh mẹ nên tham khảo
Thay đổi tư thế bú bình cho trẻ – 1 mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh mẹ nên tham khảo

Khi cho bé bú bình, mẹ bỉm sữa hãy đặt cho đầu của bé cao hơn một chút xíu. Khi thấy bé bị nôn trớ, mẹ hãy đặt bé nằm nghiêng sang một bên để sữa ọc hết ra ngoài. Điều này giúp bé tránh được tình trạng sữa trào ngược, sặc sữa.

Nhiều trẻ sơ sinh bị sôi bụng và nôn trớ. Mẹ cần theo dõi thêm và xem thêm thông tin tại bài: 6 nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều. Qua đó có thể thuận tiện hơn trong việc chăm sóc trẻ bị nôn trớ và sôi bụng.

Vỗ nhẹ lưng cho bé

Làm cách nào để mẹ loại bỏ khí thừa bên trong dạ dày của bé? Các mẹ hãy bế bé lên vai. Sau đó, mẹ vỗ nhẹ vào lưng của bé để bé tự ợ nóng tống không khí ra ngoài.

Ngoài ra, mẹ có thể đặt bé nằm ngửa ra giường rồi nắm lấy cổ chân bé và gập đầu gối liên tục.

Chia nhỏ bữa ăn sữa của bé

Bé sơ sinh bú quá no dễ bị chướng bụng, sôi bụng. Bé ọc ạch không ngủ được, thậm chí cáu gắt, la khóc. Vì vậy, mẹ tránh cho bé bú quá no mà hãy cho bé bú thành nhiều bữa nhỏ.

Đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Nếu để ý thấy trẻ sơ sinh sôi bụng và nôn trớ thường xuyên thì mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ khoa nhi để được chẩn đoán chính xác vấn đề mà bé đang gặp phải. Đồng thời, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên điều trị phù hợp nhất với bé yêu của bạn.

Phòng ngừa sôi bụng ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Bé lớn lên khỏe mạnh, ít quấy khóc là niềm ước ao của mỗi bậc cha mẹ. Vì vậy, để tránh sôi bụng ở trẻ sơ sinh, bố mẹ hãy học hỏi thêm kinh nghiệm dưới đây:

  • Hạn chế sử dụng sữa ngoài, dùng bình bú. Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn khi trẻ < 6 tháng tuổi.
  • Nếu bị mất sữa, mẹ hãy ăn các loại thực phẩm lợi sữa để gọi sữa về: rau ngót, khoai lang, chuối, các loại đậu, đu đủ chín…
  • Thay vì ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, mẹ nên bổ sung thêm những sản phẩm, thực phẩm có tính mát, nhiều chất xơ vào list thực đơn mỗi ngày.
  • Chia nhỏ bữa cho bé thành nhiều lần trong ngày. Bé sẽ có cảm giác no lâu hơn.
  • Học hỏi kinh nghiệm cho bé bú bình với tư thế đúng; tránh bị sôi bụng vì khí  dư thừa đi vào bụng.
  • Chuyển sang loại sữa khác phù hợp hơn bé sẽ không bị đầy hơi, sôi bụng.
  • Mẹ bế bé trên tay và vỗ lưng để “đẩy” khí dư thừa trong bụng thoát ra ngoài.

Trên đây, Gocbeyeu.com đã tổng hợp nguyên nhân, cách xử lý và biện pháp phòng ngừa sôi bụng ở trẻ sơ sinh. Các mẹ nếu thấy bổ ích hãy chia sẻ nhé.

1 bình luận về “Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và 7 cách phòng ngừa

  1. Pingback: Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi : Cách xử lý nhanh mẹ nên biết – Góc Bé Yêu

Bình luận đã đóng.