6 nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều

6 nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều

Ọc sữa là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trong những tháng đầu tiên khi chào đời, nhiều trẻ dễ bị nôn trớ, ọc sữa. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng điều quan trọng là cách xử lý khi bị ọc sữa. Bài viết sau xin được làm rõ cách xử lý khi Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều lên mũi để các mẹ yên tâm hơn khi con em mình gặp tình trạng này.

6 nguyên nhân trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều

Tại sao trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

Hiện tượng sặc sữa cực kỳ phổ biến ở trẻ nhỏ trong 6 tháng đầu tiên chào đời. Và trường hợp dễ nhận thấy nhất là ọc sữa lên mũi. Tình trạng này là kết quả của một số nguyên nhân sau, xuất phát từ sinh lý và bệnh lý:

6 nguyên nhân trẻ sơ sinh ọc sữa

Thứ nhất là trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa còn yếu, việc kiểm soát các van đóng, mở ở cổ họng còn kém khiến sữa bị trào từ họng lên mũi.

Thứ hai là khi bé bú sữa mẹ hoặc bú bình nhưng do lỗ nút quá to làm sữa chảy quá nhanh, bé không kịp nuốt và sữa trào ngược lại.

Thứ ba, trong quá trình bú sữa, bé không tập trung mà cười, ho, hắt hơi hoặc nấc khiến sữa không xuống cổ họng được.

Trẻ sơ sinh bú mẹ quá vội cũng dễ làm bị nôn trớ hay ọc sữa
Trẻ sơ sinh bú mẹ quá vội cũng dễ làm bị nôn trớ hay ọc sữa

Thứ tư, khá phổ biến đó là bé vừa bú sữa vừa nằm hoặc ngủ. Lúc đó, bé quên nhiệm vụ mà không nuốt hoặc bú trong khi sữa vẫn chảy ra khiến sữa chảy nhầm đường.

Thứ năm, trẻ bú sữa quá vội do đói quá nên dễ bị sặc và ọc lên mũi.

Thứ sáu liên quan đến vấn đề bệnh lý, nếu trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày. Các mẹ nên cho bé đi kiểm tra bởi có thể bé gặp vấn đề dị tật ở đường tiêu hóa của bé như hẹp thực quản, hẹp tá tràng. Hiện tượng tắc ruột, lồng ruột dẫn đến trẻ thường xuyên nôn trớ liên tục. Đây là một vấn đề đặc biệt nôn trớ ở trẻ sơ sinh mang tính nguy hiểm.

Trường hợp này, mẹ có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc đưa bé đến cơ sở y tế chuyên môn về trẻ em để được chăm sóc sức khỏe đúng cách.

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

Khi cho trẻ bú nếu các mẹ thấy các dấu hiệu sau thì chứng tỏ bé bị sặc sữa và cần có giải pháp kịp thời. Trẻ đang bú nhưng sữa bị trào lên mũi khiến ho sặc sụa.

Sữa trào lên mũi và miệng. Bé bị sặc sữa thở khò khè khó chịu. Sữa bị ọc lên mũi khiến mũi bé đau nhức và làm trẻ khóc đột ngột. Nhiều khi trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi làm bố mẹ rất lo lắng.

Trẻ bị ngạt sữa nên khó thở, da tím tái có nguy hiểm không? Đây là trường hợp nguy hiểm. Tình trạng nguy hiểm nhất đó là cơ thể mềm nhũn hoặc co cứng và trẻ ngừng thở do sữa làm tắc nghẽn đường hô hấp.

XEM THÊM BÀI: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Nguyên nhân và cách chữa đơn giản tại nhà

Cách xử lý trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Ọc sữa khá thường thấy ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu chỉ xảy ra 1,2 lần thì bình thường nhưng thường xuyên gặp sẽ làm kích ứng mũi khiến trẻ thở khó khăn. Việc ọc sữa thường xuyên mà không xử lý đúng cách và hiệu quả sẽ khiến bé quấy khóc và có thể gây nguy hiểm cho bé. Vì thế, các mẹ cần biết cách xử lý trẻ sơ sinh bị ọc sữa:

Khi nhận thấy bé bị sặc sữa thở khò khè, các mẹ nên lập tức cho trẻ ngồi dậy hoặc nằm nghiêng. Vị trí này sẽ khiến sữa bị trào ra ngoài và hạn chế sữa bị tắc ở mũi. Hoặc các mẹ làm bé ho để phun sữa ra ngoài.

6 nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều
6 nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều

Tiếp theo là tiến hành lau sạch sữa ở vùng miệng, mũi và các bộ phận sữa dính vào. Nếu sữa vẫn còn bị mắc trong mũi và khiến bé khó thở thì các mẹ ngay lập tức phải hút sữa bằng miệng của mình. Nhanh và mạnh là điều quan trọng lúc này để hạn chế sữa tắc làm trẻ không thở được.

Kể cả khi hút mà nhận thấy trẻ vẫn khó thở, da tím tái thì các mẹ hãy dốc ngược bé lên. Đặt bé nằm úp trên cánh tay và vỗ nhẹ vào lưng. Điều này sẽ khiến sữa ở mũi ọc hết ra. Lúc này, mẹ nhéo vào tay bé một chút để bé khóc và hít thở lại bình thường.

Nếu tình trạng của trẻ nguy hiểm hơn thì bạn phải thực hiện bước ấn ngực. Đặt bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ vào ngực. Cách sơ cứu này giống như trường hợp bị đuối nước để khiến bé thông mũi và hít thở được.

Cách xử lý trẻ sơ sinh bị ọc sữa - cho bé bú đúng tư thế
Cách xử lý trẻ sơ sinh bị ọc sữa – cho bé bú đúng tư thế

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi

Khi nào trẻ sơ sinh hết ọc sữa

Thông thường trẻ sơ sinh bị óc sữa hay nôn trớ hết sau 6 tháng, khi hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn. Hoặc khi mẹ áp dụng các biện pháp phòng ngừa nôn trớ và sặc sữa hiệu quả.

Cách để trẻ sơ sinh không bị ọc sữa

Từ các nguyên nhân khiến trẻ ọc sữa lên mũi, các mẹ sẽ có cách phòng ngừa tình trạng này sao cho đảm bảo bé bú sữa tốt và an toàn nhất. Nếu bé bú bình, các mẹ kiểm tra núm vú sao cho lỗ có độ to vừa phải. Trong quá trình bú nên cho bé nghỉ ngơi giữa chừng để bé thở và không bị sặc. Mẹ nên dùng tay bóp bầu vú để điều chỉnh lượng sữa bé bú.

Cho bé bú đúng tư thế là một cách để trẻ sơ sinh không bị ọc sữa
Cho bé bú đúng tư thế là một cách để trẻ sơ sinh không bị ọc sữa

Mẹ nên cho bé bú ngồi, tránh cười đùa với bé khiến bé mất tập trung không kịp bú và sặc sữa.

Các mẹ nên bế hoặc đặt trẻ ở tư thế đầu cao, tránh bé nằm thẳng đầu. Tránh cho bé nằm ngang khi bú. Khi thấy bé sắp ngủ nên dừng việc cho bé bú để tránh sữa bị ọc lên mũi. Tránh trường hợp cho bé bú khi quá đói hoặc bú quá no. Khi bé bú xong nên bế bé và vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi.

Trẻ bị ọc sữa bảo lâu cho bú lại?

Nếu bị bé sặc sữa thì nên ngừng việc bú sữa lại và chỉ cho bé bú trở lại sau ít nhất 30 phút. Mẹ nên nhớ điều này nhé. Trẻ bị ọc sữa không nên cho bú lại ngay.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi là điều khá bình thường và không phải hiếm gặp.

Lúc xảy ra vấn đề này, các mẹ nên bình tĩnh và xử lý các bước theo như hướng dẫn trên. Đồng thời có các biện pháp phòng ngừa để trẻ không bị sặc sữa thở khò khè. Chúc các mẹ cho bé bú an toàn.

Hay share bài viết trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều nếu bạn thấy hữu ích nhé

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị hói trán có bình thường không?