Bật mí 5 mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Bật mí 5 mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Bé sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón? Làm sao để phòng ngừa và điều trị khi trẻ sơ sinh bị bón? Đó là những băng khoăn của các mẹ bỉm lần đầu làm mẹ. Và đó là nỗi ám ảnh của các mẹ ít sữa.

Táo bón thực sự là một cực hình. Với trẻ sơ sinh, triệu chứng này càng trở nên khó chịu hơn rất nhiều. Những mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh dưới đây sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều trong việc chăm sóc con cái. Từ đó, giúp bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh.

Táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?

Bên cạnh tiêu chảy, trẻ sơ sinh đi ngoài có nhiều hạt, táo bón được xem là một vấn đề cần quan tâm đối với trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng chậm đi đại  tiện. Từ 3 đến 5 ngày trẻ mới đi đại tiện 1 lần. Kèm với đó là tình trạng phân keo dính, viên nhỏ, khó đi.

Trong trường hợp trẻ ít đi vệ sinh nhưng phân mềm xốp cũng không đáng lo.

Còn nếu xuất hiện tất cả những tình trạng trên, cha mẹ cần chú ý. Từ đó, điều trị táo bón cho bé yêu một cách hiệu quả nhất.

Táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?
Táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?

Táo bón không chỉ là vấn đề với trẻ sơ sinh mà cả trẻ nhỏ, thậm chí cả người lớn. Vậy táo bón được hiểu cụ thể là gì?

Khi thấy con đi tiêu ít lại các mẹ thường nghĩ ngay con mình bị táo bón. Đối với trẻ sơ sinh, tuỳ trẻ chỉ hoàn toàn bú mẹ hay bé có bú thêm sữa công thức mà tần suất đi tiêu khác nhau. Không đi tiêu trong 3 ngày (với trẻ bú bình) hoặc 1 tuần (đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn) thì có thể kết luận trẻ bị táo bón.

Bé bú sữa mẹ hoàn toàn rất hiếm khi bị bón. Các trẻ bú sữa công thức thì xác suất bị bón cao. Vì sữa công thức khó tiêu hoá hơn sữa mẹ và không phù hợp với cơ thể bé.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón

Để nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón, các mẹ quan sát 1 trong các biểu hiện sau:

  • Khi đi tiêu trẻ căn thẳng, lo sợ và đau thì chắc chắn trẻ bị táo bón.
  • Phân của bé cứng, vón cục và khô là biểu hiện của trẻ bị táo bón.
  • Phân của trẻ có lẫn máu, có khả năng trẻ bị bón.
  • Trẻ ăn không nhiều và mệt mỏi: trẻ bị bón, chất độc không được thải ra ngoài nên thấm ngược gây trẻ mệt mỏi, biếng ăn.
  • Không đi đại tiện trong vòng 3 hoặc 4 ngày.
  • Khó ngủ, thường ngọ nguậy khi ngủ.
  • Chán ăn, bụng hơi có dấu hiệu trướng.
  • Tiếng khóc ré chói tai, xì hơi rất nặng mùi.

Vì sao trẻ sơ sinh bị táo bón

Ở trẻ sơ sinh, táo bón thường gây ra bởi những nguyên nhân sau

Một số vấn đề sau có thể làm bé bị táo bón:

  • Bé đang sử dụng kháng sinh khiến các lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt.
  • Mẹ đặt bé nằm một chỗ quá nhiều mà không có sự thay đổi tư thế. Việc này khiến đường ruột hoạt động kém hơn và cũng được xem là nguyên nhân gây táo bón.Cơ thể bé bị mất nước nên phân khô.
  • Các tổn thương rối loạn tiêu hóa không thể nhìn thấy.

Trường hợp bé sơ sinh uống sữa mẹ hoàn toàn và có uống sữa công thức có những khác biệt

Trẻ sơ sinh bị táo bón rất khó chịu
Trẻ sơ sinh bị táo bón rất khó chịu và quấy khóc

Nguyên nhân táo bón đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn:

  • Do sau khi sinh mẹ ăn uống không kiêng cữ. Mẹ ăn nhiều đồ ăn mang tính “nóng” như mật ong, nghệ… Mẹ ít ăn rau của quả, ít uống nước…
  • Bé bú sữa chưa đủ lượng để thành lượng phân đi vệ sinh.
  • Bên cạnh đó, mẹ bị táo bón cũng là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị bón.

Nguyên nhân táo bón đối với trẻ có bú thêm sữa công thức

  • Trẻ sơ sinh chỉ tương thích với sữa mẹ. Do đó, các loại sữa công thức thường gây bón ở trẻ. Ví sữa công thức khó tiêu và gây “nóng”.
  • Tuỳ theo từng hãng sữa khác nhau mà có các chỉ số dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, các loại sữa bổ sung sắc, canxi, giàu đạm thường gây bón ở trẻ sơ sinh.
  • Cách pha sữa của mẹ chưa hoàn toàn đúng tỷ lệ với nhà sản xuất khuyến nghị. Trường hợp trẻ bón có thể mẹ đã pha sữa quá đặc.
  • Ngoài các nguyên nhân trên, do cơ thể của bé có thể thiếu máu, còi xương, suy dinh dưỡng cũng gây giảm trương ruột dẫn đến bón.

5 mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị táo bón thì phải làm sao đó là câu hỏi nhiều bậc phụ huynh đặt ra.

Sau đây, một số mẹo mẹ nên tham khảo để giúp trẻ hết bị khó khăn trong việc đi ngoài nhé.

Bổ sung thêm chất xơ

Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy sử dụng những loại rau quả có nhiều chất xơ trong chế độ ăn của bé. Còn nếu bé đang bú mẹ, chính mẹ cần bổ sung thêm nhiều chất xơ để trị táo bón cho con.

Bổ sung nước cho trẻ em

Ngoài việc bú sữa, bé cần có thêm nước. Thi thoảng, mẹ hãy cho bé uống 1 đến 2 thìa cà phê nước sạch. Lượng nước này sẽ giúp cơ thể bé có đủ chất lỏng, làm mềm phân. Từ đó, phân sẽ di chuyển trong ruột dễ dàng hơn nhiều và loại bỏ tình trạng táo bón khó chịu ở trẻ.

Trẻ sơ sinh bị táo bón nên ăn gì

Đối với trẻ sơ sinh đã ăn dặm, mẹ có thể bổ sung các loại rau củ quả nhuận trường. Ví dụ: bí đỏ, cà chua…

Đối với trẻ đã ăn dặm mẹ có thể cho trẻ ăn bơ. Bơ rất tốt cho sức khoẻ của bé lẫn tốt về đường ruột.

Với những em bé đang bắt đầu chế độ ăn dặm, mẹ cần chú ý đến thực phẩm của con. Hãy cho bé sử dụng đậu đen, rau xay nhuyễn, lê… Hãy tạm thời loại bỏ chuối và cà rốt ra khỏi thực đơn. Bởi chúng có thể gây táo bón và khiến tình trạng của bé thêm trầm trọng đấy.

Trong thực đơn của mẹ có đồ cay nóng hay những loại thực phẩm có thể gây táo bón không? Nếu có, hãy nhanh chóng loại bỏ chúng và bổ sung thêm chất xơ nhé.

Mẹ ăn thức ăn mà bị bón thì chắc chắn bé cũng sẽ bị bón. Do đó, bị bón ăn gì nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn

Mẹ nên thực hiện chăm sóc bản thân mình trong việc ăn uống. Mẹ nên uống nhiều nước ấm để nguội. Ăn uống tránh các thức ăn gây “nóng” gây bón cho mẹ.

Nếu mẹ đang uống tăng cường sắt hay canxi mà giai đoạn trẻ bị bón thì mẹ nên tạm dừng.

Mẹ ăn nhiều rau xanh, củ quả hơn. Mẹ lưu ý chỉ ăn rau củ đã nấu chín và không ăn các loại rau chứa màu trắng đục khi bẻ ra. Ví dụ rau lang, đu đủ xanh…

Mẹ cũng nên kiểm tra trẻ đã bú đủ lượng sữa chưa. Nếu trẻ bú chưa đủ (việc này các mẹ ước lượng) mẹ có thể vắt cho trẻ uống bằng thìa.

mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh - mẹ ăn uống kỹ là một cách
Mẹo dân gian trị táo bón cho trẻ sơ sinh – mẹ ăn uống kỹ là một cách

Một gợi ý nhỏ cho mẹ chính là hãy cho bé ăn đúng giờ. Việc này sẽ giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động nhịp nhàng, làm quen nhanh. Khi ấy, tình trạng táo bón sẽ giảm đi đáng kể đấy.

Trong thực đơn của mẹ có đồ cay nóng hay những loại thực phẩm có thể gây táo bón không? Nếu có, hãy nhanh chóng loại bỏ chúng và bổ sung thêm chất xơ nhé.

Mẹ ăn thức ăn mà bị bón thì chắc chắn bé cũng sẽ bị bón. Do đó, bị bón ăn gì nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Trong quá trình cho con bú, những thực phẩm mẹ sử dụng cũng chính là dành cho con. Nếu thấy con bị táo bón dai dẳng, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn của mình.

Đối với trẻ bú sữa công thức:

Nếu bé uống sữa công thức, rất có thể nó chính là nguyên nhân gây nên táo bón. Mẹ cần nhanh chóng đổi sang một loại sữa khác. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để lựa chọn loại sữa chất lượng nhất cho con mình nhé.

Mẹ có thể đổi loại sữa khác. Thông thường các sữa làm trẻ “mát” ít gây bón có thành phần giống sữa mẹ và có bổ sung chất xơ.

Trẻ sơ sinh bị táo bón nên uống sữa gì?

Trẻ sơ sinh bị táo bón uống sữa gì?

Các sữa ít táo bón thường trẻ bú ít tăng cân hơn. Các nhãn hiệu sữa Nhật Bản thì thường sản xuất có chất béo theo tiêu chí giống sữa mẹ nhất. Tham khảo sữa GlicoMeiji nội địa Nhật Bản và sữa Aptamil không đường Lactose Free nội địa Pháp.

Trẻ sơ sinh bị táo bón nên uống sữa gì?
Sữa Glico của Nhật Bản hạn chế táo bón. XEM GIÁ BÁN
%TITLE % Góc Bé Yêu - Shop Bách Hóa Mẹ Và Bé Tại TPHCM
Sữa nội địa Nhật Bản Meiji với nhiều chất xơ hòa tan. XEM GIÁ BÁN
sữa Aptamil Lactose Free nội địa Pháp
Sữa Aptamil Lactose Free nội địa Pháp. XEM GIÁ NGAY

Việc pha sử dụng sữa phải theo chỉ dẫn tỷ lệ của nhà sản xuất. Như vậy mới đảm bảo thành phần dinh dưỡng của sữa được toàn vẹn và bé không dư sữa hấp thụ cần thiết

Massage cho trẻ sơ sinh bị táo bón

Đối với trẻ từ 1 tháng tuổi có thể mẹ massage bụng. Mẹ massage từ phải sang trái vùng bụng của bé nhẹ nhàng sau bữa ăn 1 giờ. Thời gian massage khoảng 3 phút.

Có thể ngâm trẻ trong nước ấm để giảm stress, việc này kích thích nhu động ruột. Lưu ý: chỉ áp dụng cho trẻ từ 1 tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh bị táo bón khám ở đâu và khi nào

Khi đó, chỉ bác sĩ mới có thể chẩn đoán, đưa ra phương án điều trị. Do đó, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám để đảm bảo bé được an toàn, phát triển tốt nhất nhé.

Nếu những biện pháp trên đều không mang lại hiệu quả, mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám. Bởi rất có thể bé đang gặp phải một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Như xơ nang, phì đại tràng bẩm sinh hay cường giáp…

Trường hợp bé bị bón nặng, các mẹ nên đưa khám và hỗ trợ ở bệnh viện chuyên khoa nhi Các dấu hiệu của bé mà mẹ nên đưa khám ở bệnh viện như sau.

  • Trẻ bị đau bụng và đi phân có lẫn máu.
  • Trẻ bị rách hậu môn khi đi vệ sinh
  • Bé giảm cân nhanh
  • Bé bị sốt, nôn trực tràng bị sưng.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt

Bón gây trẻ chậm phát triển và đau đớn. Nhiều mẹ sử dụng phương pháp thụt hậu môn. Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không?

Không nên thụt hậu môn ở trẻ sơ sinh
Không nên thụt hậu môn ở trẻ sơ sinh

Theo nhiều bác sĩ nhi, thụt hậu môn có thể là phương án cuối cùng sau khi dùng nhiều phương pháp mà tình trạng bón không được cải thiện. Do đó, mẹ không nên lạm dụng vì:

  • Có thể gây viêm nhiễm hậu môn trẻ sơ sinh.
  • Làm mất phản xạ tự nhiên đi ị ở trẻ. Trẻ có thể bị ì đùn về sau.
  • Chỉ giải quyết tình trạng hiện tại mà không cải thiện lâu dài. Sẽ lệ thuộc vào phương pháp này nhiều lần.
  • Gây trầy, bỏng rát hậu môn. Giảm đàn hồi của cơ trơn hậu môn.
  • Trẻ sơ sinh dùng phương pháp thụt hậu môn phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Hy vọng các thông tin chăm sóc trẻ sơ sinh bị táo bón ở trên là hữu ích. Hãy chia sẻ nếu bạn thích nhé.

Xem thêm: 4 mẹo hay chữa dứt điểm trẻ sơ sinh đi ngoài phân có bọt