Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm trước môi trường xung quanh. Do đó, mẹ nên lưu ý đọc và tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh trước khi sinh. Những thông tin đó giúp mẹ tự tin hơn, bớt lo âu nhiều sau khi sinh. Hôm trước, Góc Bé Yêu đã tổng hợp chủ đề trẻ sơ sinh bị nấc. Kỳ này, Góc Bé Yêu sẽ tổng hợp các thông tin liên quan trẻ sơ sinh bị ho. Vậy mẹ làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho? Mẹ vui lòng tham khảo các thông tin bên dưới!
Nguyên nhân nào làm trẻ sơ sinh bị ho
Trẻ sơ sinh bị ho thường do bất thường của môi trường xung quanh bé hoặc những thay đổi bên trong cơ thể bé.
Khi môi trường xung quanh thay đổi, đặc biệt là vào mùa lạnh hoặc mùa mưa thì bé rất dễ mắc chứng ho. Môi trường xung quanh ô nhiễm, nhiều khói bụi hoặc có nhiều khói thuốc lá cũng là nguyên nhân làm bé ho. Mẹ phải hiểu ho không phải là bệnh, ho là biểu hiện/ triệu chứng của bệnh lý khác.
Thông thường bé ho từ 1-3 ngày, trường hợp bé ho nhiều ngày, hoặc trẻ sơ sinh còn quá nhỏ mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ gặp bác sĩ tư vấn ngay.
Trẻ sơ sinh thường có 2 biểu hiện ho như sau:
- Ho khan: khi trẻ bị cảm lạnh dẫn đến ho, kèm theo tiếng khò khè. Ho khan thường xảy ra vào cuối buổi chiều và ban đêm khi nhiệt độ môi trường hạ xuống.
- Ho có đàm trắng hoặc đàm xanh. Rất có khả năng, trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Tổng hợp những nguyên nhân làm trẻ sơ sinh ho:
- Do môi trường ẩm và lạnh kéo dài, kèm theo gió lùa.
- Do môi trường quá nóng, trẻ ra nhiều mồ hôi gây ướt lưng kéo dài.
- Trong nhà có người hút thuốc lá.
- Môi trường sống nhiều khói bụi.
- Do hít phải dị vật.
- Nhiều mẹ, sau khi sinh dùng than củi để hơ.
- Bé bị cảm lạnh, viêm phế quản…
Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh bị ho đến bệnh viện:
- Trẻ dưới 4 tháng tuổi bị ho.
- Bé ho khan kéo dài 5-7 ngày nhưng không kèm theo sốt.
- Ho khan có đờm và kèm theo sốt từ 38 độ trở lên.
- Bé ho kèm theo da xanh và tím tái.
Những trường hợp trên, mẹ phải nhanh đưa trẻ vào bệnh viện, không nên tùy tiện cho bé sử dụng thuốc mà kể cả các mẹo dân gian.
Phương pháp chữa khi trẻ sơ sinh bị ho
Một số phương pháp trị ho đối với trẻ sơ sinh ho thông thường. Ho thông thường là không kèm theo đờm, không sốt và mới bắt đầu có biểu hiện ho. Ngoài các trường hợp trên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Chưng cách thủy lá tần dày lá và đường phèn kèm theo tắt (quất). Mẹ hái lá tần mập dày để có nhiều tinh dầu. Tắt nên mua trong siêu thị, tránh mua ngoài chợ. Lưu ý, trẻ sơ sinh chưa nên dùng mật ong nên mẹ nên dùng đường phèn nhé. Cách làm như sau: mẹ rửa sạch tần và tắt, thái nhỏ cho vào chén cùng đường phèn. Mẹ chưng cách thủy tầm 2-3h với lửa nhỏ. Sau đó để nguội và cho bé uống bằng thìa nhỏ, ngày 2-3 lần. Mỗi lần khoảng 5ml -10ml.
- Mẹ dùng tinh dầu tràm xoa đều vào lòng bàn chân và vùng lưng sau bả vai bé (vùng phổi). Tinh dầu tràm sẽ giữ ấm cơ thể bé giúp bé mau phục hồi. Tham khảo tinh dầu tràm.
- Mẹ nên cho bé bú nhiều để làm loãng đàm và tăng cường kháng thể.
- Mẹ thực hiện động tác vỗ ốp tay nhẹ vào vùng lưng sau bả vai bé (vùng phổi). Động tác này theo đông y rất tốt cho phế kinh của trẻ. Phế kinh là một khái niệm trong đông y, mẹ có thể tham khảo sách Dưỡng Sinh Thông Kinh Lạc. Phương pháp này rất hiệu quả kèm theo việc xoa cánh tay trẻ với tinh dầu tràm.
- Có thể sử dụng thuốc ho Prospan của Pháp cho bé bị ho nhẹ. Tham khảo thuốc ho Prospan
Trên đây là các thông tin liên quan trẻ sơ sinh bị ho và một số phương pháp điều trị tại nhà. Ngoài những thông tin trên, các mẹ có các ý kiến khác vui lòng comment thảo luận bên dưới nhé.
Góc Bé Yêu là shop thời trang quần áo trẻ em. Shop có nhiều quần áo bé trai, quần áo bé gái, váy đầm công chúa chất lượng.
Bài viết trên là chuỗi bài viết tổng hợp kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh của ban biên tập Góc Bé Yêu. Tham khảo bài Phơi nắng cho trẻ sơ sinh.