chăm sóc trẻ sơ sinh

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Có thể nói, hăm tã và hăm là nỗi lo xuyên suốt của các mẹ bỉm. Hăm không chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh mà cả trẻ nhỏ. Để hiểu rõ những nguyên nhân gây hăm và các phương pháp phòng, điều trị. Hôm nay, ban biên tập Góc Bé Yêu lại bắt đầu chủ đề mới: Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà.

Hăm ở trẻ sơ sinh là gì?

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

Hăm là trẻ sơ sinh đau rát, mất ăn, mất ngủ. Biểu hiện là vùng da bị hăm ửng đo, lở nếu bị nặng, da căng, vùng da bị hăm nóng hơn các vùng còn lại. Trẻ sơ sinh bị hăm thường vùng quanh hậu môn, bẹn, vùng dưới cổ.

 Cách chữa trị hăm cho trẻ sơ sinh trở nên dễ dàng hơn, nếu các mẹ hiểu rõ tại nhưng nguyên nhân làm trẻ bị hăm.

Nguyên nhân nào trẻ sơ sinh bị hăm?

  1. Do bé mặc tã, bỉm quá chặt. Hoặc bỉm/ tã không chất lượng gây kích ứng da. Thêm nữa, bé mặc tã quá lâu làm nóng, ra mồ hôi nhiều gây hăm. Trong khi da của trẻ sơ sinh còn mỏng, mẫn cảm, việc mặc tã thường xuyên làm ma sát nhiều vùng bẹn cũng gây hăm ở trẻ.
  2. Trẻ bị nấm trên da. Trẻ bị bệnh hoặc sức khỏe suy giảm, trong điều kiện trẻ ít tắm, nấm trên da sẽ phát triển và tấn công làm da trẻ bị hăm.
  3. Vi khuẩn trên da. Trong các vùng bí và bị ẩm, vi khuẩn phát triển gây kích ứng da và hăm. Đặc biệt là các vùng mông, bẹn và hậu môn của trẻ hay mặc tã/ bỉm.
  4. Do môi trường bé ở quá nóng, bé ra nhiều mồ hôi vùng nách, cổ, bẹn mà bố mẹ chưa kịp lau. Các vùng này lâu dần sẽ tích tụ vi khuẩn và gây hăm.

chăm sóc trẻ sơ sinh

Cách phòng hăm ở trẻ sơ sinh tại nhà

  1. Mẹ ăn uống đủ dưỡng chất để trẻ bú đủ dinh dưỡng. Điều đó làm trẻ luôn mạnh khỏe và sức đề kháng tốt sẽ chống lại nấm, vi khuẩn trên da.
  2. Khu vực trẻ sinh hoạt, ngủ phải thoáng mát để hạn chế trẻ ra mồ hôi. Khi trẻ ra mồ hôi nhiều, mẹ nên nhanh chóng lau khô. Thêm nữa, chỗ bé nằm luôn được vệ sinh sạch sẽ để tránh nấm và vi khuẩn có cơ hội phát triển.
  3. Trẻ thường xuyên tắm sạch sẽ. Trẻ sơ sinh nên tắm trước 12h trưa nhé các mẹ. Sữa tắm của trẻ nên dùng loại Organic để thân thiện với da của trẻ, không gây kích ứng da.
  4. Mẹ thường xuyên lau sạch và quan sát vùng bé dễ bị tổn thương do hăm: cổ, mông, bẹn, hậu môn để ngừa trẻ bị hăm hoặc phát hiện khả năng hăm sớm để điều trị sớm.
  5. Mẹ nên dùng các loại tã, bỉm chất lượng cho trẻ sơ sinh.

shop quần áo thời trang trẻ em

Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh:

  1. Mẹ nên sử dụng các loại kem trị hăm chuyên dụng uy tín. Mẹ có thể tham khảo kem Babyganics được sản xuất tại USA. hoặc kem BABE PEDIATRIC NAPPY RASH CREAM của Tây Ban Nha. Các loại kem này có đặc điểm chung là không kích ứng da, an toàn cho trẻ mà điều trị hiệu quả. Lời khuyên đối với các mẹ, trước khi sử dụng loại kem trị hăm mẹ nên bôi vào vùng cánh tay bé xem có dị ứng không rồi mới sử dụng trị hăm.
  2. Mẹ cần loại bỏ các thực phẩm không tốt trong giai đoạn trẻ bị hăm. Các loại thực phẩm đó thông thường có nhiều tính axit như: cà chua, việt quốc, cam…
  3. Không cho trẻ mặc tã/ bỉm trong giai đoạn trẻ bị hăm vùng mông, bẹn và hậu môn. Mẹ nên để bé nằm trên miếng lót và chịu khó vệ sinh nếu bé có tiểu ướt. Không mặc tã sẽ giúp bé mau hồi phục hơn rất nhiều.
  4. Đối với trẻ bị hăm do nấm, vi khuẩn mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Mẹ không nên tự ý dùng thuốc điều trị trong các trường hợp này.
  5. Ngoài ra, một số mẹo dân gian dùng các loại lá nấu nước để tắm. Một số loại lá như lá khổ qua (mướp đắng), lá trà xanh … nấu nước để tắm cho trẻ. Tuy nhiên, Góc Bé Yêu không chắc chắn lắm về những mẹo dân gian này. Các mẹ nên cân nhắc nếu áp dụng.

Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin liên quan đến việc trẻ sơ sinh bị hăm và cách trị hăm cho trẻ sơ sinh. Các mẹ có ý kiến đóng góp vui lòng comment bên dưới để việc chăm sóc trẻ sơ sinh được đầy đủ hơn.

cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

Bật mí cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng mẹo dân gian

Hăm da là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Hăm da là gì? Hăm da thường có những biểu hiện nào? Đâu là cách trị hăm cho trẻ sơ sinh an toàn ngay tại nhà? Cùng góc bé yêu xem ngay bài viết để có lời giải đáp!

Hăm da ở trẻ sơ sinh là gì?

Hăm da là tình trạng da bị viêm ở vùng nếp gấp trên cơ thể trẻ nhỏ. Nóng và ẩm là hai yếu tố làm da bị viêm khi có sự cọ xát các nếp gấp. Bên cạnh đó, mồ hôi hoặc nước tiểu, phân của trẻ bài tiết ra không được vệ sinh sạch sẽ càng làm da tổn thương hơn.

Hăm da ở trẻ thường xuất hiện từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi. Bởi ở những tháng đầu tiên da của bé thường nhạy cảm và mỏng gấp 7 lần so với da của người lớn. Sợi dây collagen và elastin ở da chưa đủ mạnh để tạo thành lá chắn bảo vệ cho làn da mỏng manh. Bé có thể hăm da ở vùng cổ, hăm ở vùng bẹn…

xem thêm bài Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà

cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

Một số triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh bị hăm

Trẻ sơ sinh bị hăm da thường xuất hiện ở các vị trí có ngấn như: cổ, bẹn, kẽ mông, ngấn tay, ngấn chân, ngấn đùi…

Ở tại các nếp kẽ bị hăm, làn da bé có màu đỏ, đôi khi dịch rỉ ra do cọ xát. Thậm chí nếu có bội nhiễm vi trùng hoặc nấm tấn công thì làn da của bé dễ bị sưng tấy, sưng mủ và chảy dịch bất thường. Hăm da khiến trẻ khó chịu, thường quấy khóc.

Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm

trẻ bị hăm mẹ làm sao

Dị ứng với tã

Da của trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm. Đôi khi những chất liệu làm tã khiến da trẻ bị dị ứng.

Không thay tã thường xuyên cho trẻ

Trẻ sơ sinh thường đi tiểu, đi ngoài hàng chục lần mỗi ngày. Nếu mẹ không thay tã cho bé thường xuyên thì vi khuẩn có trong chất thải dễ gây hại cho da. Hoặc tã của bé không được sạch hay mẹ quấn tã cho bé quá chặt cũng đều dẫn đến hăm da.

Trẻ không được vệ sinh đúng cách

Nếu mẹ không tắm sạch sẽ cho trẻ thì vi khuẩn có trong nước tiểu hoặc phân còn vương lại trên cơ thể có thể khiến bé hăm da. Bên cạnh đó, thói quen tắm cho bé xong chưa lau khô người đã thay tã cho con cũng gây nên tình trạng da bị hăm.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng mẹo dân gian

trẻ sơ sinh hăm cổ

Nếu bé yêu bị hăm da, các mẹ hãy để vùng da tổn thương khô ráo. Đồng thời, mẹ tham khảo một trong 3 cách trị hăm cho trẻ sơ sinh dưới đây để điều trị cho bé ngay tại nhà:

Chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không

Theo dân gian, lá trầu không có vị cay, tính ấm nên có dược tính kháng viêm, tiêu sưng hiệu quả. Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng trầu không được thực hiện rất đơn giản:

– Dùng 3, 4 lá trầu không đem rửa bằng nước muối loãng để loại hết bụi bẩn, vi khuẩn.

– Vò nát trầu không và đem đun sôi với nước sạch rồi để nguội.

– Dùng khăn mềm thấm nước trầu không rồi chấm nhẹ nhàng lên các vùng da bị hăm.

Duy trì cách làm liên tục mỗi ngày 3 lần trong 1 tuần chứng hăm da của bé sẽ khỏi.

Cách trị hăm da cho trẻ sơ sinh từ lá khế

– Chọn lá khế bánh tẻ (không quá non, không quá già) rồi đem rửa sạch bằng nước muối loãng.

– Cho lá khế vào cối giã cùng một ít muối biển.

– Hòa hỗn hợp vừa giã vào 1 lít nước sau đó lọc bỏ phần bã.

Dùng nước lá khế rửa nhẹ nhàng vùng da hăm để không làm bé đau rát.

Áp dụng cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế 2 đến 3 lần mỗi ngày thì tình trạng hăm sẽ nhanh chóng rút lui.

Cách trị hăm háng bằng lá chè

Lá chè xanh có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và kháng sinh tự nhiên cao. Nhờ đó mà chè xanh được xem là thảo dược trị hăm rất hiệu quả.

Mẹ dùng nước chè xanh đun đặc phun trực tiếp vào vùng da bị đang bị hăm. Hoặc mẹ dùng nước chè tắm cho con đều làm giảm hăm da và phục hồi da bị tổn thương. Ngoài ra, mẹ có thể dùng trà túi lọc vào trong tã của trẻ để tinh chất tannin hút ẩm nhanh chóng.

Sau khi áp dụng cách trị hăm cho trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý gì?

Trị hăm cho bé

Hăm da dù là bệnh da liễu không gây nguy hiểm đến sức khỏe trẻ sơ sinh. Nhưng lại khiến bé khó chịu, quấy khóc, thậm chí bỏ bú mẹ. Để hạn chế bị hăm da “ghé thăm”, mẹ hãy ghi nhớ những điều sau:

– Không dùng khăn ướt để lau da cho bé. Vì khăn ướt dễ gây kích ứng cho da. Lau khăn ướt không đủ để làm sạch phân và nước tiểu khi bé đi ngoài.

– Không đóng bỉm cho bé cả ngày, không quấn bỉm tã quá chặt.

– Nên để bé cởi truồng trong vài giờ mỗi ngày.

– Nên mua quần áo cho bé bằng chất liệu cotton thoáng mát.

– Massage cấp ẩm cho da bằng các loại dầu nhiều dưỡng chất như dầu dừa hay dầu oliu…

Bỏ túi 3 cách trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian vừa an toàn cho làn da của trẻ lại nhanh phục hồi tổn thương da. Chỉ cần áp dụng 1 trong 3 cách trên đủ khiến hăm da bị “đánh bay” rồi đấy. Nhanh tay truy cập website góc bé yêu thế giới cẩm nang chăm con đang chờ bạn khám phá!

Xem thêm bài: Mách mẹ cách vệ sinh cuống rốn cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học

Mẹ nên bỏ túi cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

Hăm là chứng bệnh thường gặp ở vùng da bị viêm do nóng, ẩm tạo thành. Hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ sơ sinh gây ra sự khó chịu cho trẻ. Vậy cách trị hăm cho trẻ sơ sinh là gì để giúp bé dễ chịu và vui vẻ? Các mẹ cùng học hỏi qua bài viết sau.

Nguyên nhân gây ra hăm ở trẻ sơ sinh

xem thêm bài Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà

hăm tã là gì

Trẻ sơ sinh thường bị hăm bởi thường xuyên mặc tã khiến vùng da bị cọ xát với tã. Lúc này mồ hôi hoặc nước tiểu để quá lâu sẽ khiến vùng da bị ẩm ướt và gây nên hăm. Một số trẻ bị dị ứng với tã lót nên sinh ra nhiễm nấm, nhiễm khuẩn.

Trẻ sơ sinh bị hăm có triệu chứng gì?

XEM THÊM CÁCH TRỊ HĂM CHO TRẺ SƠ SINH BẰNG MẸO DÂN GIAN

trị hăm cho trẻ sơ sinh

Vùng da bị hăm sẽ có vết đỏ, trợt. Thường xuyên cọ xát với tã khiến da bị rỉ dịch, lở loét và gây đau. Nếu trẻ bị hăm do nhiễm trùng thì vùng da sẽ bị sưng tấy và chảy mủ. Trẻ sơ sinh bị hăm ở các vị trí phổ biến là nếp cổ, nếp bẹn, kẽ tai, rốn, ngấn da và xung quanh hậu môn.

Khi trẻ bị hăm thường đi ngoài kêu đau và hay khóc. Trẻ bị hăm sinh ra chán ăn, khó ngủ và sụt cân.

Xem thêm bài: Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Cách trị hăm cho trẻ nhanh nhất

trị hăm cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị hăm khiến vùng da đã mỏng manh lại càng mỏng manh hơn. Lúc này nếu không trị kịp thời, da trẻ dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Vì thế, nếu gặp tình trạng này, các mẹ có thể học cách trị hăm cho bé hiệu quả sau:

  1. Sử dụng thuốc mỡ, phấn rôm để bôi lên vùng da bị hăm

Các sản phẩm này có tác dụng xoa dịu làn da ửng đỏ, nóng rát ở trẻ. Đây được xem như một hàng rào bảo vệ da của trẻ. Lưu ý các mẹ sử dụng thuốc mỡ hay phấn rôm sau khi làm sạch da nhẹ nhàng nhé.

trị hăm cho trẻ sơ sinh

2.Dùng dầu dừa để trị hăm cho trẻ sơ sinh

Các mẹ dùng dầu dừa thoa một lớp mỏng lên vùng da phát ban. Dầu dừa có tính kháng nấm và kháng khuẩn giúp mềm da. Đây được xem là loại thuốc tự nhiên trị hăm phổ biến được nhiều mẹ tin dùng.

trị hăm cho trẻ sơ sinh

  1. Dùng sữa mẹ

Với khả năng diệt khuẩn và làm sạch da của sữa mẹ sẽ giúp các triệu chứng hăm ở trẻ thuyên giảm. Chỉ cần các mẹ nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm và để khô tự nhiên. Sau đó mặc tã mới cho bé bình thường là được.

  1. Đừng quên giấm

Giấm cũng là một cách trị hăm khá hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng. Khi vùng da bị hăm nóng đỏ, phát ban, các mẹ pha giấm với nước theo tỉ lệ 1:2 để lau. Đồng thời ngâm tã vải vào dung dịch này để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra.

  1. Yến mạch cũng rất thần kỳ

Khi trẻ bị hăm, các mẹ nên cho trẻ ngâm trong hỗn hợp bột yến mạch với nước. Cho bé nằm trong dung dịch chừng 15 phút rồi tắm lại bình thường. Lượng protein trong yến mạch giúp da bị hăm dịu mát và có lớp tường bảo vệ da. Nếu bé bị hăm quá nặng, bạn nên áp dụng việc ngâm bé trong nước yến mạch hai lần một ngày.

trị hăm cho trẻ sơ sinh

  1. Lô hội (nha đam)

Lô hội không chỉ có tác dụng làm dịu mát làn da của mẹ mà còn giúp bé trị hăm hiệu quả. Bạn dùng dịch lô hội và thoa lên vùng da bị hăm. Đợi dịch khô tự nhiên rồi mặc tã, quần áo cho bé bình thường. Các mẹ nên lưu ý sử dụng lá lô hội sạch để tránh sản phẩm có thuốc trừ sâu khiến da bé càng bị tổn thương.

  1. Dầu tràm

Dầu tràm cũng là một phương pháp trị hăm mà các mẹ có thể dùng. Nhờ khả năng khử trùng và kháng khuẩn, tinh dầu tràm làm dịu sự tấy đỏ ở vùng da bị hăm. Chỉ cần nhỏ vài giọt dầu tràm lên vùng da bị hăm và xoa nhẹ nhàng sẽ khiến bé lành lại nhanh chóng.

Ngăn ngừa hăm ở trẻ sơ sinh

trị hăm cho trẻ nhanh nhất

Trẻ bị hăm do thường xuyên dùng tã ẩm ướt nên các mẹ để ý thay tã cho trẻ. Thông thường trẻ cần thay tã 4 lần/ngày. Nhưng nếu trẻ hay đi vệ sinh nhiều thì các mẹ kiểm tra khi tã đầy phải thay ngay tránh tình trạng ẩm ướt hoặc bẩn làm da bị hăm.

Sau khi trẻ đi đại tiện nên rửa vùng quanh hậu môn bằng nước sạch và lau khô trước khi mặc tã hoặc quần. Các mẹ nên lau rửa nhẹ nhàng và dùng khăn mịn, sạch để lau khô. Không nên dùng giấy vệ sinh có mùi thơm khiến bé dễ dị ứng hoặc gây ra hăm.

Các mẹ nên thỉnh thoảng cho bé thông thoáng, không mặc tã. Việc cho bé thả rông sẽ khiến vùng da mặc tã trở nên khô thoáng và hạn chế tình trạng hăm do cọ xát với tã.

Tã dùng cho bé phải vừa size và chất lượng tốt. Nếu tã quá chật khiến bé khó chịu và sưng đỏ vùng mông. Nếu tã quá rộng sẽ khiến nước tiểu chảy ra ngoài và gây ẩm ướt cho da. Không nên lựa chọn tã có mùi hương khiến da trẻ bị kích ứng và gây hăm.

Quần áo nên chọn vải cotton dễ thấm mồ hôi để tránh việc ẩm ướt khó chịu. Quần áo nên đảm bảo thoáng mát để bé hoạt động dễ dàng và thoải mái.

XEM NGAY: QUẦN ÁO SƠ SINH SIÊU MỀM CHO BÉ

Trẻ sơ sinh bị hăm thường xảy ra thường xuyên ở bất kỳ bé nào. Tình trạng này gây ra sự khó chịu, bứt rứt và khiến trẻ quấy khóc. Khi trẻ bị hăm, các mẹ hãy nhanh chóng áp dụng các biện pháp điều trị trên để giúp bé mau lành vết thương và khỏe mạnh nhé.

2 những suy nghĩ trên “Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà

  1. Pingback: Mẹ nên bỏ túi cách trị hăm cho trẻ sơ sinh – Góc Bé Yêu

Bình luận đã được đóng lại.