Nhà nước ta có quy định rất rõ ràng về việc tiêm chủng cho bé kể từ khi sinh ra cho đến độ tuổi nhất định. Điều này nhằm đảm bảo giúp cho trẻ nhỏ tránh được những căn bệnh truyền nhiễm có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vậy lý do vì sao cần tiêm chủng đầy đủ cho bé? Lịch tiêm chủng cho bé theo từng giai đoạn như thế nào? Gocbeyeu.com sẽ chia sẻ cụ thể và đầy đủ nhất cho bạn trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Vì sao cần tiêm chủng đầy đủ cho bé?
Tiêm chủng cho bé luôn là điều mà bố mẹ cần phải làm đầy đủ. Lúc này, sức đề khách của bé không có đủ khả năng chống chọi lại các căn bệnh như sởi, đậu mùa, phỏng dạ,… Hơn nữa, điều kiện môi trường thời tiết, khí hậu luôn diễn ra rất bất thường, khó thể lường trước được cũng mang đến nhiều nguy cơ gây bệnh cho trẻ.
Chưa kể, hiện nay, sự xuất hiện của nhiều hơn các dịch bệnh phức tạp như H1N1, H5N1,… nhưng vẫn chưa có cách điều trị cũng là mối lo ngại lớn đối với gia đình có trẻ nhỏ. Đôi khi nếu có thể chữa trị kịp thời cũng sẽ để lại di chứng không mong muốn.
Với tất cả những lý do này, trẻ em, đặc biệt là những bé dưới 5 tuổi nhất định phải tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe. Lợi ích khi thực hiện tiêm chủng chính là tạo ra kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể. Những kháng thể này sẽ tiêu diệt vi khuẩn có trong máu đảm bảo bảo vệ cơ thể, chống lại tác nhân gây bệnh xuất hiện sau đó.
Lịch tiêm chủng cho bé theo từng giai đoạn
Lịch tiêm chủng cho bé sẽ được cung cấp đầy cho cha mẹ. Vì sức khỏe của con em mình, bạn nên ghi nhớ lịch tiêm đầy đủ. Theo từng giai đoạn khác nhau, các mũi tiêm sẽ có tác dụng và chống lại những loại bệnh khác nhau. Cụ thể như sau:
Giai đoạn sơ sinh
Thời điểm này, sức đề kháng của bé dường như bằng 0. Trong thời gian 24 giờ sau sinh, con sẽ được tiêm vắc xin viêm gan B (mũi 1). Sau đó, trong vòng 30 ngày sau sinh, các bé sẽ được tiêm tiếp mũi vắc xin phòng bệnh Lao.
Đây là 2 mũi tiêm quan trọng nhất trong thời gian đầu đời của bé. Bố mẹ chú ý phải tiêm đầy đủ cho bé không được phép thiếu những mũi tiêm này.
Giai đoạn 1 tháng tuổi
Trong thời gian bé 1 tháng tuổi, nếu mẹ có mang virus viêm gan B, bé sẽ tiếp tục được tiêm vắc xin phòng bệnh mũi thứ 2. Tuy nhiên, nếu mẹ không có mang virus thì mũi viêm gan B thứ 2 sẽ được tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi. Mũi tiêm này thường là mũi kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1.
Giai đoạn 6 tuần – 2 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, bé bắt đầu được uống thuốc vắc xin và kết hợp tiêm chủng. Trước hết, bé cần phải uống vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều đầu tiên). Bé từ 6 tuần tuổi trở lên sẽ được tiêm vắc xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tiêm giữa (mũi 1).
Tiêm mũi vắc xin phòng viêm gan B (mũi 2), phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ, viêm họng, phế quản, viêm phổi khi bé tròn 2 tháng tuổi. Sau đó, cho bé uống vắc xin phòng bại liệt liều 1.
Bố mẹ có thể cho bé dùng vắc xin 6 trong 1 (chương trình tiêm chủng dịch vụ) hoặc vắc xin 5 trong 1 (chương trình tiêm chủng mở rộng). Mũi tiêm này sẽ thay thế cho tiêm phòng mũi tiêm viêm gan B lần 2.
Giai đoạn 3 tháng tuổi
● Uống vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus (liều thứ 2).
● Tiêm mũi thứ 2 vắc xin phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa.
● Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B mũi thứ 3. Đồng thời tiêm mũi thứ 2 vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ, viêm họng, phế quản,… Bố mẹ có thể sử dụng mũi vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 (tiêm lần thứ 2) để thay thế.
Trong giai đoạn bé 4 tháng tuổi và 5 tháng tuổi, bé tiếp tục được thực hiện các mũi tiêm và uống vắc xin theo như liệu trình được đưa ra. Thời gian bé 5 tháng tuổi, bé sẽ phải uống bại liệt theo chương trình tiêm chủng quốc gia.
Giai đoạn 6 tháng tuổi
● Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm (mũi 1). Mũi 2 tiêm sau mũi đầu tiên 1 tháng và tiêm nhắc lại hàng năm.
● Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu. Số lượng mũi phải tiêm là 2 mũi, thời gian cách nhau 6 – 8 tuần.
Sau khi bé được 6 tháng tuổi, cơ thể đã dần cứng cáp và sức đề kháng để chống lại một số loại bệnh nhất định. Bố mẹ vẫn tiếp tục cho bé đi tiêm theo lịch tiêm chủng được đưa ra. Hãy đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ tiêm chủng cho bé, nếu thiếu mũi nào, bố mẹ cần bổ sung lại tương ứng.
Trên đây, bạn đã biết lịch tiêm chủng cho bé theo từng giai đoạn nhất định từ khi bé sinh ra cho đến khi bé 5 tuổi. Các mũi tiêm cần được thực hiện đầy đủ để đảm bảo cơ thể bé có được đề kháng tốt nhất chống chọi lại những căn bệnh truyền nhiễm hoặc chưa có phương pháp điều trị