Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là tình trạng không thường gặp và không gây nguy hại đến tính mạng của trẻ. Trẻ bị tắc tuyến lệ có tự khỏi không? Trẻ mấy tháng thì thông tuyến lệ được? Góc bé yêu sẽ giải đáp những thắc mắc chung của các bậc cha mẹ qua bài viết dưới đây!
Tắc tuyến lệ là gì
Nước mắt đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm và cung cấp oxy đến nhãn cầu. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra nước mắt có chứa chất kháng sinh tự nhiên có thể rửa trôi bụi bẩn, vệ sinh cho mắt. Nhờ đó mắt của trẻ được bảo vệ tối đa.
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh còn được gọi là tuyến lệ bị chặn. Khi lệ đạo bị chặn lại, những giọt nước mắt không có đường thoát ra ngoài khiến cho mắt của trẻ luôn trong tình trạng ướt nước.
Dấu hiệu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Theo các bác sĩ nhãn khoa, tắc tuyến lệ khá phổ biến, khoảng 6% trẻ sinh ra mắc phải tình trạng này. Mẹ có thể nhận biết bé có bị tắc tuyến lệ hay không nhờ các dấu hiệu triệu chứng sau:
– Khóc nhưng không có nước mắt.
– Dịch trong mắt tiết ra nhiều khi dùng tay vờn nhẹ các góc của mí mắt dưới.
– Nhiều ghèn mắt, đẫm nước mắt suốt cả ngày.
Các dấu hiệu tắc tuyến lệ thường xuất hiện khi bé từ 3 tuần tuổi trở lên. Dù mắt của bé thường đẫm nước mắt nhưng tình trạng này không gây ảnh hưởng và khó chịu cho bé.
3 nguyên nhân gây tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tuyến lệ của trẻ bị chặn. Trong đó, tắc tuyến lệ trẻ sơ sinh thường do tuyến lệ của bé chưa phát triển toàn diện:
– Ống dẫn nước mắt bị hẹp.
– Van ở cuối tuyến lệ không được mở đúng cách làm cho tắc tuyến lệ.
– Các lỗ mở tại mí mắt không phát triển khiến nước mắt không thể chảy ra.
Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây viêm tuyến lệ ở trẻ. Ổ vi khuẩn khu trú trong tuyến lệ tạo mủ và khiến tuyến lệ bị tắc nghẽn.
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ không gây ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ nên sớm can thiệp để mắt bé không bị viêm nhiễm.
Tắc tuyến lệ có tự khỏi không
Nhiều mẹ thắc mắc trẻ bị tắc tuyến lệ có tự khỏi được không?
Phần lớn trẻ có thể tự khỏi sau 5 tháng mà không cần can thiệp. Nhưng nếu sau 5 tháng mà bé vẫn bị thì cần thực hiện thông lệ đạo tại cơ sở y tế chuyên khoa nhi.
Mấy tháng thì thông tuyến lệ cho trẻ sơ sinh
Sau 5 tháng tuổi, tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi. Nhưng nếu mẹ sau 5 tháng vẫn chưa thuyên giảm thì nên thông tuyến lệ cho bé.
Thủ thuật thông lệ đạo được thực hiện nhanh chóng và đơn giản. Bác sĩ nhãn khoa sẽ vệ sinh mắt cho trẻ để lấy hết ghèn gỉ. Sau đó, một ống siêu nhỏ được luồn vào trong lệ đạo bị tắc để thông.
Nếu 1 năm tuổi mà trẻ vẫn bị tắc tuyến lệ thì nên phẫu thuật nối thông túi lệ – mũi.
Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ phải làm sao
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi sau 5 tháng. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể chữa chứng bệnh này cho bé bằng những mẹo vặt ngay tại nhà.
Chườm mắt – cách chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Cứ vài giờ, tuyến lệ của trẻ bị tắc sẽ có hiện tượng tích tụ ghèn. Mẹ hãy lấy khăn mềm và sạch, nhúng nước muối pha loãng để vệ sinh nhẹ nhàng xung quanh hai mắt của bé. Mẹ có thể đè nhẹ lên các vùng mí trên, mí dưới, khóe mắt bé. Lưu ý, mẹ cần thao tác thận trọng để tránh đụng vào nhãn cầu và làm tổn thương mắt bé.
Mẹ duy trì chườm mắt cho bé 3 đến 5 lần mỗi ngày trong vòng vài phút. Mắt bé sẽ luôn sạch sẽ và không tích tụ ghèn mắt.
Massage tuyến lệ – cách day mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ
Massage tuyến lệ – cách day mắt cho trẻ bị tắc tuyến lệ
Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, mẹ nên massage để thông tuyến lệ bị tắc cho trẻ. Mẹ ấn nhẹ vào tuyến lệ và massage theo chiều từ khóe mắt theo mí mắt dưới. Nhờ đó tuyến lệ được làm sạch và nới lỏng.
Mẹ lưu ý vận dụng phương pháp massage 2 lần mỗi ngày, thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm mắt bé bị tổn thương.
Massage giúp tuyến lệ của trẻ được thông tắc sau 1 – 2 tháng. Nếu phương pháp này không hiệu quả, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm.
Thuốc tắc tuyến lệ ở trẻ em
Nếu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn gây viêm thì bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc để diệt ổ vi khuẩn đang khu trú. Các loại thuốc có chứa hàm lượng kháng sinh vừa rửa sạch mắt cho bé vừa thông tuyến lệ hiệu quả.
Trên thực tế, tắc tuyến lệ ở trẻ không nguy hiểm, bình thường dễ điều trị. Thậm chí, tình trạng này có thể tự khỏi.
Các trường hợp đặc biệt, tình trạng tắc tuyến lệ kéo dài sau một thời gian theo dõi. Gia đình nên đưa bé đên địa chỉ bệnh viện chuyên khoa nhi để khám và điều trị.
Hy vọng bài chia sẻ trên đây đã giúp các mẹ có thêm thông tin quan trọng về chứng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh. Nếu em bé nhà bạn đang gặp phải tình cảnh này, hãy áp dụng những mẹo nhỏ để bé được trị khỏi ngay tại nhà.
Xem thêm: 6 nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều