Tinh dầu tràm (còn gọi là tràm gió) đã được sử dụng từ rất lâu ở nước ta do có nhiều tính năng trị liệu tuyệt vời. Thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm là Cineol (Eucalyptol), Alpha Terminal và Limonene, trong đó Cineol đóng vai trò quan trọng nhất nhờ tính kháng khuẩn của nó. Sau đây là các công dụng của tinh dầu tràm.
Mua dầu tràm nấu thủ công cao cấp tại đây: DẦU TRÀM CAO CẤP NẤU THỦ CÔNG.
Công dụng của tinh dầu tràm (tinh dầu tràm gió)
Dầu tràm nấu thủ công từ Huế thương hiệu E12 của cố đô
-
Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh về đường hô hấp
Dầu tràm giúp giảm ho, ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản, giúp thông mũi và giảm triệu trứng sổ mũi.
- Đuổi côn trùng: dầu tràm rất hiệu quả trong việc xua muỗi, kiến… khỏi phòng ngủ. Bạn có thể ngâm màn vào dung dịch dầu tràm pha loãng để tạo thành màn chống muỗi an toàn. Dầu tràm có thể được dùng để thoa lêncơ thể để tránh muỗi đốt.
-
Dầu tràm giúp làm đẹp da
Nhờ tính sát khuẩn, làm se nên tinh dầu tràm giúp trị mụn trứng cá, mụn mủ, viêm da, nhiễm nấm da, vảy nến, lang ben… Vậy nên dầu tràm cũng là thành phần hoàn hảo bổ sung cho thói quen chăm sóc da hàng ngày giúp da săn chắc và láng mịn.
-
Giảm đau
Dầu tràm có tác dụng giảm đau hiệu quả trong đau dầu, đau cơ… Xoa bóp dầu tràm ở vùng trán để giảm cơn đau đầu. Dầu tràm cũng giúp giảm các cơn đau ở cổ – vai – gáy một cách hiệu quả.
-
Chống viêm – kháng khuẩn
Đây là có lẽ là thuộc tính được đánh giá cao nhất của dầu tràm. Nó rất hiệu quả trong việc chống nhiễm trùng từ vi khuẩn, virus và nấm. Ngoài ra, mùi hương của dầu tràm còn giúp thanh lọc không khí, thư giãn, giảm mệt mỏi, thoải mái tinh thần.
-
Hỗ trợ hệ tuần hoàn – tăng tiết mồ hôi
Dầu tràm kích thích lưu thông máu, làm ấm cơ thể và tăng tiết mồ hôi. Những tác động này rất có lợi cho cơ thể vì nhờ quá trình này chúng ta có thể loại bỏ các độc tố theo đường mồ hôi, hạ sốt và giải cảm.
-
Đuổi côn trùng và điều trị vết côn trùng cắn
Một trong những tác dụng của dầu tràm được yêu thích là đuổi côn trùng như muỗi, ruồi,… hiệu quả, khiến chúng tránh xa căn nhà của bạn. Ngoài ra có thể dùng để bôi lên vết côn trùng cắn để giảm sưng và giảm ngứa.
-
Hỗ trợ trị viêm xoang
Tinh dầu tràm hỗ trợ điều trị viêm xoang rất tốt do nó làm thông mũi và kháng khuẩn. Bạn cần chuẩn bị một chiếc bát đựng nước nóng vừa phải, sau đó nhỏ một vài giọt tràm gió vào, lấy khăn trùm kín đầu vào bát nước để xông mũi. Bạn cần hít thở để đưa tràm vào bên trong xoang mũi, tràm sẽ diệt khuẩn đồng thời làm mềm những dịch nhầy, mủ từ đó đào thải chúng ra ngoài. Quá trình thực hiện nên làm đều đặn, cũng như hít thở trong môi trường trong lành, không có bụi bặm, giúp cho xoang không bị viêm nhiễm.
-
Khử mùi hôi miệng
Mùi hôi miệng do sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng gây ra. Vì thế các bạn pha một vài giọt tinh dầu tràm vào trong nước ấm, khuấy đều rồi ngậm hỗn hợp vào trong miệng trong vòng 1 phút, súc miệng rồi nhổ ra ngoài. Với khả năng sát khuẩn mạnh mẽ và khử mùi hôi, dầu tràm sẽ giúp miệng của bạn hết mùi hoặc hạn chế mùi hôi miệng.
Liều lượng sử dụng tinh dầu tràm:
-
Sử dụng cho trẻ sơ sinh:
Tinh dầu tràm có tính bình (không nóng không lạnh) nên có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh vài ngày tuổi. Các mẹ xoa 1 giọt dầu tràm vào lòng bàn tay rồi vuốt nhẹ lên tóc bé để hơi dầu bám vào đầu trẻ, KHÔNG THOA TRỰC TIẾP dầu tràm lên đầu trẻ sơ sinh để tránh làm phỏng da bé. Khi tắm bé, mẹ cho vào nước tắm 1- 2 giọt dầu tràm để ngừa cảm lạnh.
-
Sử dụng cho trẻ nhỏ:
Mỗi khi đi ra ngoài, mẹ xoa 1 giọt dầu tràm vào bàn tay rồi thoa lên đầu và cổ trẻ. Mẹ có thể xoa thêm 1-2 giọt dầu để xoa lòng bàn chân, xoa lên cánh tay và quần áo trẻ để chống gió độc, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa.
Mẹ có thể pha 1-2 giọt dầu tràm cho trẻ tắm. Đối với những bé không chịu đắp mền khi ngủ, phụ huynh nên thoa dầu tràm lên đầu, cổ, tay và chân trẻ với liều lượng như trên để giữ ấm cho trẻ.
-
Sử dụng cho người lớn:
Người lớn cũng có thể pha dầu tràm vào nước tắm để chống cảm với liều lượng 2-3 giọt (dùng nhiều dầu sẽ bị khô da). Với những người có sức khỏe yếu, khi ra ngoài cũng nên bôi dầu tràm lên đỉnh đầu, cổ và tay chân để tránh nhiễm gió gây trúng gió. Khi đi xa về mệt, các bạn có thể thoa một ít dầu tràm để ngửi sẽ giúp đầu óc tỉnh táo hơn.
-
Dùng để lau nhà, xông phòng:
Các bạn có thể pha 3-4 giọt dầu tràm vào nước lau nhà để khử mùi khó chịu trong nhà. Sau đó dùng đèn xông tinh dầu tràm để trừ nấm mốc, diệt khuẩn và đuổi muỗi, thanh lọc không khí, làm ấm nhà cửa đặc biệt là vào mùa mưa.
-
Làm đẹp da:
Sau khi rửa mặt sạch, các bạn cho nước nóng vào tô và nhỏ vào đó 3-4 giọt dầu tràm, lấy khăn trùm kín để xông mặt làm sáng bóng da, giúp da thải độc.
-
Trị viêm xoang, nghẹt mũi:
Khi bị nghẹt mũi, các bạn có thể dùng tăm bông thấm dầu tràm để đưa vào mũi ngửi. Xông mũi bằng tinh dầu tràm cũng giúp bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng giảm đi nhiều.
-
Rửa phụ khoa:
Phụ nữ có thể cho 2 giọt tinh dầu tràm vào ca nước để rửa vùng kín nhằm sát khuẩn, loại bỏ mùi khó chịu và chống viêm nhiễm.
Lưu ý: tinh dầu tràm phải được đựng trong chai tối màu, cất ở nơi mát và tránh ánh sáng trực tiếp.
Trên đây là bài viết các công dụng của tinh dầu tràm. Hy vọng các thông tin trên hữu ích cho các mẹ và bé. Đặc biệt đang trong mùa dịch corona đang hoành hành khắp mọi nơi.
Xem thêm bài: Dầu tràm cao cấp nấu thủ công
Góc Bé Yêu là shop quần áo trẻ em cao cấp. Góc Bé Yêu cũng phân phối sản phẩm từ thiên nhiên cao cấp này từ năm 2018, hiện tại Góc Bé Yêu vẫn bán giá niêm uyết từ xưa đến nay. Mua tinh dầu tràm uy tín từ Góc Bé Yêu các mẹ yên tâm nhé.