Vàng da ở trẻ sơ sinh rất thường gặp và cũng dễ dàng hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ bị vàng da thì mẹ nên tuân thủ và theo dõi như những gì bác sĩ đã dặn. Vì vàng da kéo dài gây biến chứng nguy hiểm cho bé. Gocbeyeu.com sẽ tổng hợp tất cả về vàng da ở trẻ sơ sinh và chỉ số vàng da ở trẻ sơ sinh mà các mẹ cần phải biết.
Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp và biến mất sau vài ngày. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài hơn 1-2 tuần thì nguy cơ gan có vấn đề là rất cao. Trong trường hợp này, nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện và điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, não bộ.
Do đó, dù là vàng gia sinh lý hay bệnh lý, Góc Bé Yêu cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh cần cho con đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân chính và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Chỉ số bilirubin vàng da ở trẻ sơ sinh – Một chỉ số vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da là tình trạng bilirubin không được đào thải khỏi cơ thể trẻ sơ sinh. Vàng da là tình trạng phổ biến, thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng (sinh non).
Nguyên nhân của việc này là do quá trình chuyển hóa bilirubin diễn ra kém hiệu quả, dẫn đến tích tụ bilirubin và gây nên hiện tượng vàng da.
Chỉ số vàng da ở trẻ sơ sinh được đo lường qua chỉ số bilirubin:
- Trẻ sơ sinh có chỉ số bilirubin: < 10 mg/dl hay < 171μmol/L.
- Trên 1 tháng tuổi có chỉ số bilirubin: 0.3 – 1.2 mg/dl hay 5.1 – 20.5 μmol/L.
- Người lớn có chỉ số bilirubin: 0.2 – 1.0 mg/dL hay 3.4 – 17.1 μmol/L.
Ở trẻ mới sinh, các tế bào hồng cầu liên tục được tạo mới và mất đi. Khi các hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng hemoglobin và chuyển hóa tạo thành bilirubin. Thông thường, bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan và đào thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu, phân.
Tuy nhiên, đối với trẻ sinh non, quá trình này lại không hiệu quả. Lượng bilirubin dự thừa còn tồn đọng sẽ gây nên hiện tượng vàng da.
Các chuyên gia y tế cho biết, vàng da trẻ sơ sinh thiếu tháng rất nguy hiểm. Chúng diễn biến nhanh, khó lường, nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiễm độc thần kinh, để lại di chứng nặng nề, thậm chí là t*ử v*ong.
Cách nhận biết vàng da ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh
Các dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh rất rõ ràng. Bởi vậy, chỉ cần cha mẹ lưu ý các hiện tượng được Góc Bé Yêu chỉ rõ sau đây là có thể kịp thời phát hiện, xử lý:
- Màu da của trẻ bị bệnh sẽ vàng hơn bình thường
- Toàn thân, bao gồm lòng bàn chân, bàn tay và niêm mạc mắt đều chuyển sang màu vàng. Mức độ vàng đậm hơn so với da trẻ sơ sinh khỏe mạnh.
- Tình trạng vàng da kéo dài hơn 7 ngày đối với trẻ sinh đủ tháng và 10-14 ngày với trẻ sinh non.
- Chỉ số bilirubin trong máu vượt quá mức cho phép.
- Trẻ xuất hiện các triệu chứng co giật, sốt cao, chán ăn, bỏ bú, cơ thể mệt mỏi, ngủ li bì…
Đối với những trẻ có làn da đỏ hồng, tối màu, việc nhận biết đôi khi sẽ gặp khó khăn.
Mẹ có thể dùng tay ấn nhẹ bên da bé trong vài giây. Khi bỏ ra, nếu vết ấn màu vàng rõ thì khả năng bị vàng da bệnh lý là rất cao.
Bạn nên quan sát sự thay đổi màu da của bé mỗi ngày để phát hiện kịp thời và có hướng điều trị phù hợp, tránh để bệnh chuyển biến xấu.
Đối tượng nguy cơ bệnh vàng da bệnh lý
Trẻ sinh non (thiếu tháng) có nguy cơ mắc bệnh cao. Bệnh vàng da bệnh lý có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bố mẹ cần đặc biệt chú ý, phân biệt chặt chẽ với chứng vàng da sinh lý.
Những trường hợp sau đây có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bình thường:
- Trẻ sinh non trước 36 tuần tuổi: Khả năng đào thải bilirubin kém hiệu quả.
- Trẻ bị bầm tím sau khi sinh: Hàm lượng bilirubin trong máu vượt quá mức bình thường do sự phân hủy (vỡ) tế bào hồng cầu.
- Dị ứng sữa mẹ, sữa mẹ nhiều vitamin A
Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết
Nhiều mẹ thắc mắc rằng:Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết.
Trong hầu hết các trường hợp, vàng da sẽ biến mất trong vòng từ 2 đến 3 tuần sau sinh. Đây là trường hợp bé bị vàng da do sinh lý thôi nhé.
Phác đồ điều trị vàng da sơ sinh
Vàng da ở trẻ sơ sinh gồm vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Biểu hiện của cả 2 giống nhau nhưng cách điều trị vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý có khác nhau. Cùng xem thông tin sau nhé.
Cách điều trị vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh
Đối với những trẻ được chẩn đoán vàng da sinh lý mức độ nhẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng phương pháp tắm nắng. Hàng ngày, vào khung giờ 7-7h30 phút, mẹ nên đặt bé ở gần cửa sổ, những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Cách này sẽ giúp trẻ hấp thụ và tổng hợp vitamin D, vừa chống còi xương, tăng cường miễn dịch lại giảm thiểu tình trạng vàng da. Sau 1-2 tuần hiện tượng sinh lý này sẽ tự khỏi.
Xem thêm bài: Cách bổ sung Vitamin D cho trẻ sơ sinh
Điều trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Trong một số trường hàm lượng bilirubin trong máu quá cao bắt buộc phải can thiệp về y tế. Nếu không điều trị kịp thời, chúng có thể xâm nhập vào não, gây tổn thương hệ thần kinh và dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.
Có 2 phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả là:
- Chiếu đèn: Nguyên lý hoạt động của phương pháp này cung cấp ánh sáng, năng lượng cho trẻ. Chúng sẽ được hấp thụ qua da và thúc đẩy sự chuyển hóa bilirubin trong máu thành chất khác, không chứa độc tố và đào thải ra ngoài cơ thể.
- Lưu ý, khi chiếu đèn trẻ cần ở trần và che kín mắt, bộ phận sinh dục.
- Liên tục thay đổi tư thế nằm để tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.
- Thay máu: Phương pháp này chỉ được áp dụng nếu cách chiều đèn không mang lại hiệu quả hoặc có triệu chứng thần kinh đi kèm.
Vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh lý không thể xem nhẹ. Nếu phát hiện con có dấu hiệu bất thường như hướng dẫn của chuyên mục Bé Khỏe Mạnh – Góc Bé yêu. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa đến trung tâm y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân và tìm ra hướng điều trị sớm.
Tuyệt đối không nên để tình trạng này kéo dài hoặc tự ý áp dụng các mẹo dân gian thiếu cơ sở khoa học. Điều đó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí là khiến bệnh lý trở nặng hơn.
Hy vọng bài viết Chỉ số vàng da ở trẻ sơ sinh hữu ích với nhiều bố mẹ.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị hói trán có bình thường không?