Thông thường, khi trẻ không nghe lời, bố mẹ sẽ hay đánh, mắng trẻ mà ít khi phân tích cho bé hiểu mình sai ở đâu. Tuy nhiên, đây là việc gây tổn hại lớn đến sự phát triển của bé mà bố mẹ không hề hay biết. Vậy vì sao không nên la mắng trẻ em? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hậu quả khi bé thường xuyên bị la mắng
Mỗi khi mất bình tĩnh, bố mẹ thường không kiểm soát mà la mắng con cái nhiều. Thậm chí là những lời xúc phạm, miệt thị. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bé sẽ bị ảnh hưởng nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần. Bố mẹ thật sự có hiểu vì sao không nên la mắng trẻ em?
Dưới đây sẽ là lý do giúp bạn hiểu rõ về tác hại của hành vi này:
XEM THÊM Đồ chơi trẻ em thông minh
Hành vi trở nên tồi tệ hơn
Có nhiều người nghĩ rằng, mắng con sẽ giải quyết được vấn đề và ngăn chặn những hành vi phạm lỗi của con. Thế nhưng, theo nghiên cứu, việc này không những không giải quyết được vấn đề mà còn gây hệ lụy rất nhiều. Nếu kéo dài, con bạn có thể chống đối lại bằng những hành vi xấu.
Thay đổi cách phát triển não
Việc bị la mắng thường xuyên cũng khiến cho trí não bé bị ảnh hưởng nghiem trọng. Não bộ bé sẽ phát triển theo hướng nhanh chóng tiếp nhận thông tin xấu mà hạn chế thu nhận những thông tin tốt.
Trầm cảm
Bên cạnh tinh thần buồn bã, bé sẽ có thể gặp những vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình trưởng thành. Nặng hơn cả chính là việc bé bị trầm cảm nghiêm trọng.
Nếu như mắc bệnh trầm cảm, bé sẽ gây ra nhiều hành động xấu. Thậm chí còn có thể phát triển các hành động làm hại đến bản thân. Có thể như: sử dụng ma túy, có quan hệ đồng tính do cuộc sống buông thả, nhiều trường hợp còn tự tử…
Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Các trải nghiệm đến từ thời thơ ấu có thể sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ em theo nhiều cách khác nhau cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu như trải qua căng thẳng kéo dài thời nhỏ sẽ tác động xấu đến sức khỏe thể chất. Bé sẽ dễ mắc phải căn bệnh mãn tính, rối loạn nội tiết tố, rối loạn tự miễn, tử vong…
Bé bị chịu quát mắng thường xuyên sẽ khiến về sau phải chịu những cơn đau mãn tính như đau đầu, viêm khớp, đau lưng, cổ.
Làm sao để hạn chế la mắng trẻ?
Bố mẹ cần làm gì để hạn chế việc la mắng trẻ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số phương pháp sau:
Suy nghĩ trước khi nói – nói ngắn gọn
Đây là điều hết sức cần thiết, bạn hãy nghĩ để nói sao cho ngắn gọn, rành mạch với bé. Tránh việc nói dài dòng, cố gắng dứt khoát và đi vào trọng tâm vấn đề.
Cho bé những lựa chọn
Những lựa chọn được đặt ra sẽ tránh được sự chống đối của bé, việc này sẽ giúp bé có cảm giác không bị bố mẹ bắt ép làm gì đó.
Chọn câu nói và giọng điệu phù hợp với bé khi nói
Chỉ cần giọng nói khác nhau thì cảm xúc đi kèm cũng như thông điệp truyền tải cũng khác nhau. Cách nói khác nhau cũng có sự ảnh hưởng đến sự tiếp nhận của người nghe. Một câu nói nhẹ nhàng, ngọt ngào cũng sẽ khiến cho bé nhanh chóng cảm nhận được cảm xúc của bố mẹ.
Nhìn vào mắt bé – nói chầm chậm và rõ ràng
Thông thường, trẻ em rất dễ bị mất tập trung. Đôi khi do quá say sưa vào sở thích cá nhân mà không nghe đến lời bố mẹ nói. Hoặc có thể vừa nghe bố mẹ nói xong là đã quên mất và tập trung cho việc khác.
Nếu bạn muốn bé ghi nhớ những điều bạn dạy, bạn hãy nói 1 cách chậm rãi, rõ ràng. Và có thể gắn thêm 1 số từ nối thêm các sự việc của tình trạng xung quanh.
Làm gương cho con học tập
Hãy thể hiện bằng cả hành động nữa chứ không chỉ riêng lời nói. Bạn hãy dùng hành động của mình để làm tấm gương cho bé.
Nói thật, làm thật
Nếu bạn nói được thì hãy làm được, đây là hành động rất cần thiết. Bởi nếu không làm được như lời nói thì bé sẽ dễ không phục hoặc bị chai lì với câu dọa của bố mẹ.
Phương pháp dạy con mà không la mắng con
Sau khi hiểu được vì sao không nên la mắng trẻ em. Bạn cần phải học được phương pháp dạy con mà không la mắng con. Bới nếu cứ la mắng thì chỉ khiến cho bé sợ hơn chứ không hề mang ý nghĩa giáo dục con. Bố mẹ nên dạy cho bé những điều đúng đắn, cho bé có 1 lý do thích hợp mỗi khi nhắc nhở trẻ.
Nếu thấy con có hành vi tốt, bố mẹ nên khen ngợi con. Luôn theo sát sự phát triển của bé trong suốt quá trình bé lớn lên theo nhiều khía cạnh như:
– Khả năng vận động của bé qua mỗi giai đoạn phát triển
– Khả năng dùng tay và trí thông minh để thể hiện và biểu đạt ngôn ngữ
– Tự chơi, tự học để thể hiện được khả năng sáng tạo của bé ở mọi độ tuổi
Nói tóm lại, la mắng bé không phải là cách có thể giáo dục trẻ hiệu quả. Mỗi bậc phụ huynh nên hiểu rõ vì sao không nên la mắng trẻ em và quan sát bé mỗi ngày. Góc Bé Yêu sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong suốt chặng đường phát triển của bé.