Nhiều bậc cha mẹ thường cho trẻ sơ sinh nằm võng vì nghĩ con sẽ ngoan hơn và ngủ sâu giấc. Một số khác cho rằng ngủ võng tránh được hội chứng đầu bẹt. Sự thật trẻ sơ sinh nằm võng có tốt không và các tác hại của nằm võng quá sớm? Hãy cùng góc bé yêu đi tìm câu trả lời qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Vì sao bố mẹ hay cho trẻ nằm võng?
Cho trẻ nằm võng đã trở thành thói quen chăm con ngủ của nhiều bà mẹ Việt. Có nhiều lợi ích mà đó là lý do bố mẹ lựa chọn võng thay vì cho con nằm trên giường bởi võng có độ thoáng khí, mát mẻ hơn. Nhất là ngủ võng bé dễ ngủ hơn so với ngủ trên giường.
Cảm nhận chung của các mẹ là bé ngủ ngon hơn khi cho nằm võng. Bên cạnh đó, trẻ nằm võng sẽ tránh được tình trạng bẹt đầu khi nằm quá lâu trên giường. Những lợi ích này khiến các mẹ hay cho trẻ nằm võng mỗi ngày.
Tuy nhiên, nằm võng quá sớm ở trẻ sơ sinh sẽ gây ra nhiều tác hại. Cùng xem ở phần sau.
Tiết lộ: trẻ sơ sinh có nên nằm võng hay không?
Trẻ em nên nằm nôi hơn nằm võng nhé. Nôi an toàn cho bé hơn vì không ảnh hưởng nhiều đến cột sống và khó bị té ngã.
Hiện nay, giới bỉm sữa đang có nhiều ý kiến về việc trẻ sơ sinh nằm võng có sao không? Dù biết đây là thói quen chăm con từ bao lâu nay của chị em.
Nhưng sự thật thì việc cho trẻ nằm võng nhiều có hại cho sự phát triển toàn diện của bé. Cùng xem 5 tác hại của việc cho trẻ sơ sinh nằm võng
5 tác hại khi cho trẻ nằm võng
Gây ức chế thần kinh
Rất có thể mẹ đã nhầm lẫn giữa việc trẻ ngủ ngon hơn khi nằm võng với việc trẻ bị chóng mặt chìm vào giấc ngủ. Trẻ sơ sinh nằm võng nhiều cộng với sự đung đưa, rung lắc khiến bé rơi vào trạng thái sợ hãi, hay giật mình khi ngủ.
Trẻ sơ sinh nằm võng có ảnh hưởng đến não không
Mẹ cứ nghĩ đung đưa võng để bé chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Nhưng trên thực tế, cách này vô tình làm tổn hại đến hệ thần kinh của trẻ còn non nớt của trẻ sơ sinh. Chỉ cần bất kỳ sự rung lắc nào cũng có thể khiến trẻ mắc hội chứng rung lắc. Nặng hơn, trẻ có thể bị chậm phát triển trí não, rối loạn ngôn ngữ, giảm sút thị lực…
Hệ thống xương bị tác động xấu
Trẻ sơ sinh đến 3 tuổi thường có hệ xương yếu và đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc. Chính vì vậy mà khung xương rất dễ biến dạng khi nằm võng thường xuyên. Trẻ sơ sinh nằm võng có bị gù lưng, cong lệch cột sống. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
Nằm võng không chỉ khiến hệ thống xương sống của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng. Khi ngủ võng, bé thường có xu hướng nằm nghiêng đầu về một phía, hộp sọ của trẻ dần móp lại và không cân xứng hai bên. Nhiều mẹ lại nghĩ ra cách cho con nằm bằng gối mềm.
Thế nhưng trẻ thường bị khó thở hoặc bị quẹo cổ. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, mẹ nên cho bé nằm ngủ trên mặt phẳng cho đến năm 3 tuổi để định hình khung xương cơ thể.
Hạn chế sự phát triển của cơ bắp
Khi cho trẻ nằm võng, cơ thể của bé bị vẹo sang một bên. Kéo theo các bộ phận như chân, tay, đầu, cổ cũng không được co duỗi thoải mái. Nó dẫn đến việc tuần hoàn máu kém, máu không lưu thông đến các cơ bắp của trẻ. Đồng thời, trẻ đối mặt với nguy cơ bị tụ máu vô cùng nguy hiểm.
Thần kinh vận động kém phát triển
Cho trẻ ngủ võng rất dễ bị té ngã khi không được bố mẹ, người thân trông chừng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em nằm võng chậm lẫy, bò, ngồi… hơn so với những trẻ khác. Bên cạnh đó, nằm võng khiến bé duy trì thói quen phải có người hát ru, đưa võng mới chịu ngủ.
Giải đáp trẻ sơ sinh có nên nằm võng hay không? Câu trả lời là các bậc cha mẹ không nên cho bé sơ sinh nằm võng. Khi trẻ được 3 tuổi trở lên, hệ xương và thần kinh đã phát triển “cứng cáp” hơn thì mẹ có thể cho bé nằm võng.
Trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách như thế nào?
Đối với vấn đề trẻ sơ sinh có nên nằm võng, phần lớn các chuyên gia đều khuyên các mẹ nên đặt bé ngủ trên giường để định hình cột sống. Mẹ chỉ cho con nằm võng trong những trường hợp bất khả kháng.
Tất nhiên, mẹ cần cho trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách để đảm bảo an toàn sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé:
9 lưu ý dành cho mẹ khi cho trẻ nằm võng
- Sau sinh bao lâu thì được nằm võng. Tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi nằm võng.
- Cho trẻ sơ sinh nằm võng trong thời gian ngắn. Không được phép cho bé nằm võng quá lâu hoặc nằm qua đêm.
- Mẹ dùng thêm tấm nệm hoặc chiếc chiếu nhỏ đặt dưới lưng cho bé.
- Mẹ đặt bé ở tư thế ngủ thoải mái để tránh làm cho cột sống cong vẹo.
- Trang bị thêm các vật dụng chắn võng để bé được bảo vệ không bị té ra ngoài.
- Mẹ không được đưa võng quá mạnh mà chỉ đưa đi đưa lại nhẹ nhàng.
- Mẹ không đưa võng quá lâu và nên dừng lại khi bé đã ngủ.
- Cho bé ngủ một lúc trên võng rồi đặt xuống giường.
- Mẹ nên chọn loại võng tốt chắc chắn và không nên nâng võng quá cao.
Chiếc võng là cứu tinh của mẹ bỉm sữa ở trước mắt nhưng rất có thể sẽ là kẻ thù khiến bé gặp nhiều vấn đề sức khỏe về sau. Hy vọng bạn đã tìm được lời giải cho thắc mắc trẻ sơ sinh có nên nằm võng không?
Cho trẻ nằm võng đúng cách vừa bảo vệ sức khỏe bé vừa giúp mẹ nhàn hạ khi trông con.
Như vậy trẻ sơ sinh nằm võng được không đã được gocbeyeu.com giải đáp như ở phần trên. Tùy vào hoàn cảnh, tính huống mà các mẹ cân nhắc cho bé ngủ võng hay không nhé.
Xem thêm bài viết: Dấu hiệu và cách chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh