Trẻ em sốt xuyết huyết

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em bạn nên biết

Một trong những căn bệnh hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ phải kể đến chính là căn bệnh sốt xuất huyết. Vì sao căn bệnh này lại nguy hiểm đến như vậy? Có những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?

Nếu bạn không nắm rõ các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em, nhầm lẫn với sốt thông thường thì sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho bé. Bé không được điều trị kịp thời còn gây nguy hiểm cho cả tính mạng. Vậy những dấu hiệu đó là gì?

Những dấu hiệu của căn bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường bắt đầu khởi phát từ 4 đến 6 ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Dưới đây sẽ là các dấu hiệu trong 3 giai đoạn bé mắc bệnh:

Dấu hiệu trong giai đoạn đầu

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em

Dấu hiệu điển hình đầu tiên chính là bị sốt. Nhưng đa phần bố mẹ sẽ thường nhẫm lẫn rằng bé chỉ bị cúm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp mà thôi. Lúc này, bé sẽ có biểu hiện là sốt đột ngột và sốt cao liên tục, thậm chí là lên 39 độ C. Bên cạnh đó, bé sẽ có những dấu hiệu khác như:

  • Luôn quấy khóc
  • Chán ăn, không muốn bú mẹ
  • Luôn nôn ọe
  • Người bé mệt mỏi
  • Sung huyết ở da
  • Chảy máu chân răng

Với một số bé lớn hơn thì còn có thể kèm theo nhức đầu, đau hốc mắt, đau nhức cơ… Tình trạng bên ngoài dễ nhận biết nhất chính là sung huyết da, bé sẽ xuất hiện những đốm đỏ dưới chân lông bé.

Dấu hiệu trong giai đoạn nguy cấp

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em

Các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em tiếp theo chính là trong giai đoạn nguy cấp, giai đoạn này là giai đoạn rất nguy hiểm. Lúc này, hệ miễn dịch của bé đã bị suy yếu, số lượng tiểu cầu, bạch cầu đã giảm đi một cách đáng kể… Chính vì vậy, bé sẽ có những dấu hiệu như:

  • Bé bị sưng phù ở bụng do dịch tràn phổi
  • Tình trạng xuất huyết nghiêm trọng
  • Phù nề ở vùng ổ mắt
  • Chảy máu mũi
  • Tụt huyết áp nhanh chóng
  • Lạnh đầu, tứ chi

Trong giai đoạn này, nếu như bé không được điều trị kịp thời, tình trạng xuất huyết sẽ nghiêm trọng hơn, và rất dễ khiến bé tử vong.

Dấu hiệu khi khôi phục sau khi trẻ bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết

Giai đoạn này là lúc bé đã được điều trị và bắt đầu phục hồi nếu được chăm sóc kỹ lưỡng. Sau khoảng 2-3 ngày qua khỏi nguy hiểm, bé sẽ có dấu hiệu:

  • Hạ sốt
  • Có cảm giác thèm ăn, khát nước
  • Khi xét nghiệm thì số lượng bạch cầu và tiểu cầu bắt đầu tăng lên

Cách điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà bố mẹ nên biết

Khi nhận thấy có các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em. Điều đầu tiên bạn cần làm chính là đưa bé đi đến bệnh viện để khám và chẩn đoán chính xác hơn. Thời gian sau thì đa số các bé đều có thể điều trị được ở tại nhà. Và chỉ cần đến tái khám theo bác sĩ chỉ định.

Tuy nhiên, khi điều trị ở nhà, bố mẹ bé cũng nên lưu ý đến một số điều như sau để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất:

– Nếu thấy bé bị sốt lên đến 39 độ C thì cho bé uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng hướng dẫn sử dụng, đồng thời, nới lỏng quần áo, lau mát cho bé.

– Cho bé uống nhiều nước, nước sôi để nguội, nước điện giải, các loại nước trái cây hoặc là ăn cháo loãng pha với 1 chút muối nhằm bổ sung chất điện giải cho bé.

– Nên chia ra nhiều bữa nhỏ cho bé ăn trong ngày. Thức ăn đun loãng, dễ tiêu hóa, cân bằng dinh dưỡng.

– Không nên sử dụng các loại thực phẩm và nước uống có màu sẫm.

– Trong khi bé đang bị sốt xuất huyết thì hạn chế cho bé vận động, nên để bé nghỉ ngơi tại nhà nhiều.

– Trong trường hợp mà bé không thể uống được nước do bị nôn quá nhiều, không được tỉnh táo thì bạn hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế để có thể được hướng dẫn.

Nếu như bó mẹ thấy bé có một số biểu hiện khác lạ thì ngay lập tức phải đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu đó có thể là:

  • Bé luôn lừ đừ, vật vã
  • Bé bị đau bụng ngày một dữ dội hơn
  • Da bé bị xung huyết nhưng tứ chi lại lạnh
  • Bé liên tục bị nôn đột ngột
  • Bé bị xuất huyết tiêu hóa đột ngột

Trẻ em sốt xuyết huyết

Phương pháp phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Vậy làm sao để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cho bé? Phương pháp tốt nhất chính là diệt muỗi để tránh muỗi đốt. Đồng thời, bạn cần phải lưu ý một số trường hợp như sau:

– Không để bé lại gần những nơi có ao tù, nước đọng, những nơi có nhiều cây cối, tối tăm

– Khi vui chơi ngoài trời thì mặc quần áo dài cho bé

– Khi ngủ nên mắc màn cho bé

– Đuổi muỗi bằng cách dùng xịt muỗi, nhang muỗi

– Luôn luôn dọn dẹp nhà thật sạch sẽ, đặc biệt là ở những vị trí như gầm tủ, gầm bàn, kệ sách để muỗi không có nơi trú ẩn

– Trong trường hợp nhà có người mắc bệnh, gia đình nên để bé cách ly với người bệnh. Vì nếu muỗi đốt người bệnh xong đốt bé thì sẽ lây truyền bệnh nhanh chóng

Để tránh bị muỗi đốt, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, bạn và gia đình có thể thực hiện một số phương pháp như sau:

– Luôn đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không có cơ hội vào đẻ trứng

– Nếu nhà có bể nước lớn thì bạn nên thả vào đó loại cá có thể diệt được bọ gậy hay con loăng quăng

– Khơi thông máng xối

– Giữ gìn nơi ở thông thoáng, sạch sẽ bằng cách luôn thu gom các vật dụng phế thải ở xung quanh, nhất là trong những ngày mưa

– Dọn dẹp vệ sinh môi trường sạch sẽ, cất kỹ các dụng cụ chứa nước không cần dùng đến nữa

– Luôn hợp tác, phối hợp với các ban ngành y tế của địa phương trong mỗi dịp phun xịt hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết…

Trẻ em bị sốt xuất huyết làm sao

Trên đây chính là dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em và những cách phòng tránh đơn giản. Nếu bạn cần được tư vấn cụ thể hơn và muốn biết những căn bệnh mà bé dễ mắc phải, hãy truy cập vào trang web của Góc Bé Yêu để hiểu thêm nhé!

Xem thêm bài: Chỉ số BMI trẻ em từ 1-6 tuổi là gì?

Góc Bé Yêushop quần áo trẻ em cao cấp. Shop nhiều quần áo bé trai xuất khẩu, quần áo bé gái xuất khẩuđồ sơ sinh nhập khẩu.