Cúng ông Táo cho trẻ là gì

Cúng ông Táo: Khái niệm, thủ tục và lễ vật

Ngày 23 tháng chạp hàng năm, người dân ở cả 3 miền nước ta có tục lệ cúng ông Táo về trời. Đặc biệt với những nhà có trẻ nhỏ họ thường có lễ vật để cúng ông Táo cho trẻ. Vậy, tại sao lại có tục lệ cúng ông Táo? Và cúng ông Táo cho trẻ là gì? Cùng gocbeyeu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cúng ông Táo là gì?

XEM THÊM BÀI CÚNG ĐẦY THÁNG CHO BÉ GÁI

Cúng ông Tào là gì

Trước khi muốn tìm hiểu cúng ông Táo cho trẻ là gì cần phải hiểu được tục lệ cúng ông Táo bắt nguồn từ đâu?

Tục lệ cúng ông Táo

Từ xa xưa, người Việt có tục lệ, cứ hàng năm vào trước 12h ngày 23 tháng Chạp, người dân lại chuẩn bị lễ cúng trang trọng, tươm tất để tiễn ông Công ông Táo hay còn gọi là Táo quân lên chầu trời. Ông Công ông Táo lên trời để báo cáo những việc tốt xấu của gia chủ trong một năm đã qua.

Do đó, để tỏ lòng thành kính và mong muốn được Táo quân phù trợ, người dân thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời với tấm lòng tôn kính và trọng thể. Và tục lệ cúng Táo quân cũng từ đó mà có cho đến ngày nay.

Lễ vật cúng ông Táo có những gì?

 Tại sao cúng ông táo

Trong nghi lễ cúng ông Táo sẽ có phần nghi thức và lễ vật. Gia chủ thường rất chú trọng đến phần lễ vật. Nếu lễ vật không đầy đủ được quan niệm là tấm lòng của gia chủ chưa thành kính. Vì vậy, việc nắm được đầy đủ những lễ vật cần có để cúng ông Táo là điều rất quan trọng.

Vậy lễ vật cúng ông Táo là gì?

Lễ vật để cúng ông Công ông Táo ở mỗi miền đất nước có sự khác nhau. Tuy nhiên vẫn có những đồ vật chung đó là: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc mũ gồm: 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà và thường có cá chép bằng giấy.

Trong đó mũ dành cho các ông Táo thì thường có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì sẽ không có cánh chuồn. Những mũ này được trang trí bằng hoa giấy nhiều màu sắc rất đẹp và cùng với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh hay những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Lễ vật này được làm và bày bán ở các cửa hàng chuyên bán “vàng mã” ở khắp nơi trên cả nước.

Ngoài ra cũng có người lại muốn đơn giản nhất có thể nên họ thường chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) mà không có mũ bà nhưng lạ kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Những lễ vật bằng giấy này thường được gọi là “vàng mã” bao gồm: mũ, áo, hia và một số vàng thỏi bằng giấy sẽ được gia chủ đốt đi sau nghi lễ cúng ông Táo vào sáng ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó gia chủ sẽ phải lập bài vị mới cho Táo quân. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến nghi lễ lập bài vị mới cho ông Táo mà chỉ cúng tiễn là xong.

Nghi lễ cúng ông Táo ở 3 miền khác nhau?

Cúng ông Táo cho trẻ là gì

Theo quan niệm, khi cúng tiễn cần phải chuẩn bị phương tiện để Táo quân về chầu trời. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền sự chuẩn bị này lại có phong tục khác nhau để cúng ông Táo.

  • Ở miền Bắc: Gia chủ thường cúng theo một con cá chép sống và sẽ thả trong chậu nước. Cá chép còn sống ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Và sau đó, con cá chép này sẽ được gia chủ đưa đi phóng sinh tức là đem thả xuống ao, sông hay hồ sau khi cúng.
  • Ở miền Trung: Gia chủ lại cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Sau khi nghi thức cúng kết thúc, con ngựa giấy sẽ được đem đi “hóa” hay còn gọi là đốt cháy.
  • Còn ở miền Nam: Thủ tục ở đây thường đơn giản hơn rất nhiều, người dân chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ. Sau đó đem đi đốt

Ngoài ra, cũng còn tùy theo từng gia đình có hoàn cảnh khác nhau mà chuẩn bị lễ vật khác nhau. Vì vậy, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta còn có thể làm thêm cả lễ mặn như: xôi gà, chân giò luộc, các món xào, giò chả, măng…hoặc chuẩn bị mâm lễ chay với:  trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc… để cúng ông Táo.

Cúng ông Táo cho trẻ là gì?

Cúng ông táo cho bé

Cúng ông Táo cho trẻ được hiểu là: Khi gia đình có trẻ nhỏ trong nhà, khi tổ chức nghi lễ cúng ông Táo, gia chủ sẽ chuẩn bị thêm lễ vật để bày tỏ lòng thành kính và ngụ ý nhờ ông Táo lên xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ được bình an, mạnh khỏe và hiên ngang, khí phách.

Tuy nhiên, cũng không ít người chưa biết đến được phong tục này cũng như lễ vật cúng ông Táo cho trẻ cần những gì? Theo tục xưa, nếu nhà có trẻ nhỏ, gia chủ sẽ phải chuẩn bị thêm lễ vật là một con gà luộc (loại gà mới tập gáy) để cúng ông Táo. Sách xưa lý giải vì sao phải cúng con gà mới tập gáy là mong muốn đứa trẻ được ban phước mạnh khỏe và khí phách như con gà đó.

Như vậy, Gocbeyeu không chỉ thông tin đến bạn về phong tục cúng ông Táo cho trẻ là gì mà còn chia sẻ đầy đủ những kiến thức về cúng ông Táo. Hy vọng, Gocbeyeu đã giúp bạn hiểu và mang lại những điều hữu ích cho bạn về ngày lễ này của nước ta.