Giun kim là một loại kí sinh trùng sống trong đường ruột. Giun kim có cả ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ mắc giun kim nhiều hơn cả. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 2 tuổi được khuyên hạn chế sử dụng thuốc tẩy giun. Vì vậy, góc bé yêu hy vọng bài viết này sẽ gợi ý cho các mẹ những cách bắt giun kim ở trẻ em bằng đông y và phương pháp dân gian không cần dùng thuốc.
Trẻ bị nhiễm giun bằng cách nào?
Trẻ thường có thói quen sờ tay vào tất cả những thứ chúng nhìn thấy: từ đồ vật, đất cát… và không vệ sinh tay trước khi ăn.
Ngoài ra, sử dụng thức ăn sống hoặc chưa được nấu chín cũng tạp điều kiện cho việc nhiễm giun kim.
Trung bình, tuổi thọ của giun kim chỉ khoảng từ 1 đến 2 tháng. Tuy nhiên, số trứng giun kim đẻ ra khoảng 4000 đến 200.000 trứng và chúng phát triển rất nhanh. Chỉ sau 4 – 6 giờ trứng giun đã phát triển thành trứng có ấu trùng và theo phân đi ra ngoài.
Như vậy khi ăn hoặc tay có nhiễm trứng có ấu trùng thì chúng sẽ theo đường tiêu hóa đi vào dạ dày và sẽ phát triển thành giun và di chuyển xuống ruột non. Sau đó giun sẽ trưởng thành tại ruột già.
Tác hại của giun kim đối với trẻ
Giun kim là loại giun có kích thước nhỏ như kim chỉ khoảng 1mm. Thường giun kim chỉ gặp nhiều ở trẻ em.
Khi nhiễm giun kim trẻ thường ngứa ngáy ở vùng hậu môn thậm chí cả vùng sinh dục (nhất là đối với bé gái) vào ban đêm.
Khi bị nhiễm giun kim, trẻ thường bứt rứt, khó chịu, kém ăn…dẫn đến còi cọc suy dinh dưỡng. Nếu số lượng nhiễm giun kim lớn sẽ dẫn đến trẻ bị lợm giọng, buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, xanh xao.
Nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ dễ bị sa trực tràng và đối với bé gái có thể viêm âm đạo. Nặng hơn, giun kim có thể xâm nhập gây viêm phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung.
Ngoài ra, giun kim cũng dẫn đến viêm ruột thừa, thủng ruột … và các tác hại nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.
Những cách bắt giun kim ở trẻ em không cần thuốc
Đối với người lớn hoặc trẻ trên 2 tuổi thì việc bắt giun kim đơn giản hơn. Bởi hiện nay, có rất nhiều loại thuốc đặc trị tẩy giun hiệu quả.
Nhưng với trẻ dưới 2 tuổi thì việc tẩy giun bằng thuốc rất hại đến cơ thể bé. Vì vậy, các mẹ nên áp dụng cách bắt giun kim ở trẻ em bằng các biện pháp dân gian hiệu quả sau:
Dùng lá mơ lông trị giun kim
Lá mơ lông là loại lá có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa. Sử dụng cách bắt giun kim ở trẻ em bằng lá mơ lông các mẹ cần thực hiện các bước sau
- Bước 1: Chuẩn bị 30 – 50 lá mơ tươi rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ những tác nhân gây hại.
- Bước 2. Mẹ đem xay nhuyễn hoặc giã nát lấy nước cốt.
- Bước 3: Mẹ cho vào cốc nước cốt lá mơ một chút muối và cho bé sử dụng
Lưu ý, mẹ nên cho các bé uống vào buổi sáng hoặc lúc đói là hiệu quả nhất và chỉ sau từ 2 -3 ngày giun kim sẽ bị tống ra ngoài.
Dùng rau sam trị giun kim
Dường như đây là cách bắt giun kim ở trẻ em phù hợp với khu vực nông thôn, đồng quê. Vì sau sam mọc ở vùng nông thôn rất nhiều nhưng lại rất khó mua được ở thành phố.
Với cách trị giun kim bằng rau sam mẹ cũng làm tương tự như lá mơ lông: rửa sạch, ép lấy nước và cho thêm ít muối. Mẹ cho bé uống từ 3 – 5 ngày sẽ có kết quả
Trị giun kim bằng quả đu đủ.
Nghe có vẻ lạ nhưng thực chất dung đu đủ là một cách bắt giun kim ở trẻ em rất hiệu quả.
Cách này rất đơn giản: Mẹ chỉ cần cho bé ăn đu đủ chín vào buổi sáng và lúc bé đang đói. Ăn như vậy từ 3 – 5 ngày sẽ tống được hết giun kim trong cơ thể bé ra ngoài.
Trị giun kim bằng củ tỏi
Với cách bắt giun kim ở trẻ em bằng củ tỏi, các mẹ cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 2 -3 củ tỏi, 1 quả trứng gà, nước sôi, vải lọc.
- Bước 2: Tỏi bóc vỏ, giã nát. Nước đun sôi để khoảng 5 phút cho nguội rồi cho tỏi vừa giã vào ngâm từ 1 – 2 tiếng để các tinh dầu trong tỏi hòa vào nước.
- Bước 3: Dùng vải sạch lọc lấy nước cốt. Sau đó lấy lòng đỏ trứng gà trộn chung với nước cốt đó đem đánh đều.
- Bước 4: Mẹ dùng hỗn hợp trên thụt rửa hậu môn cho bé hằng ngày. Kiên trì làm từ 3 – 5 ngày mẹ sẽ thấy hiệu quả
Ngoài trứng gà ra mẹ cũng có thể thay bằng dầu vừng trộn với nước cốt tỏi để thụt rửa hậu môn cho bé cũng có tác dụng rất tốt.
Trên đây là những điều cần biết về giun kim và những cách bắt giun kim ở trẻ em không cần dùng thuốc.
Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm giun kim của trẻ nghiêm trọng với các biểu hiện rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đau bụng, quấy khóc ở trẻ nhỏ cần đưa bé đến bệnh viện thăm khám.
Ngoài ra, với trẻ đã đủ tuổi sử dụng thuốc, các mẹ hãy lưu ý cho trẻ tẩy giun đúng chu kỳ 6 tháng 1 lần. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn tái, phải uống nước đun sôi, rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm phải giun kim.
Như vậy, góc bé yêu đã chia sẻ cách bắt giun kim tại nhà. Các mẹ có ý kiến đóng góp vui lòng để lại ở phần bình luận.
Góc Bé Yêu là shop quần áo trẻ em cao cấp. Xem quần áo cho bé mới về tại: QUẦN ÁO TRẺ EM MỚI VỀ
Xem thêm bài:Bật mí cách trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng mẹo dân gian