Bé mọc răng bị sốt

Bé mọc răng bị sốt mẹ phải làm sao

Trẻ sơ sinh bắt đầu từ 4 tháng tuổi đã có dấu hiệu mọc răng. Và trong suốt thời kỳ lớn lên, bé sẽ trải qua rất nhiều quá trình mọc, gãy và thay răng. Hầu hết các bé khi mọc răng đều kèm theo các triệu chứng bệnh lý khác như sốt, ói, đi ngoài phân lỏng,… Trong đó, đáng lo ngại nhất là hiện tượng sốt mọc răng và quấy khóc. Vậy khi bé mọc răng bị sốt thì mẹ phải làm sao? Cùng tìm hiểu ngay vấn đề này nhé!

Bé mọc răng khi nào?

Như đã giới thiệu, trẻ từ 4 đến 7 tháng tuổi sẽ bắt đầu có dấu hiệu mọc răng. Vậy bé mọc răng nào trước? Đầu tiên, răng cửa sẽ nhú lên bắt đầu từ hai răng cửa hàm dưới, sau đó đến hai răng cửa của hàm trên. Với những chiếc răng đầu tiên như thế này, cơ thể của bé sẽ có dấu hiệu sốt, nóng khiến bé khó chịu và quấy khóc.

XEM THÊM BÀI TRẺ SƠ SINH MỌC RĂNG SỐT MẸ LÀM SAO

Sau khi mọc răng cửa, bé sẽ bắt đầu mọc răng cửa bên ở hàm dưới và hàm trên. Tiếp theo chính là mọc răng hàm. Đây cũng là một trong những lần mọc răng khiến bé dễ bị sốt. Bởi răng hàm lớn, mọc chiếm diện tích nên sẽ khiến nướu bé bị ảnh hưởng. Cuối cùng là mọc răng nanh.

Bé mọc răng bị sốt

Thường thì trước năm 3 tuổi, bé sẽ mọc đủ 20 chiếc răng cả hàm trên và hàm dưới. Một số bé có dấu hiệu mọc răng sớm từ khi sinh ra hoặc vài ngày sau sinh. Một số bé thiếu răng hoặc răng mọc chậm hơn. Với những trường hợp này thì mẹ cần cho bé thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn xử lý.

Những dấu hiệu cho biết bé mọc răng bị sốt mà không phải sốt thông thường

Để biết được bé sốt do bị ốm, bị cảm hay do mọc răng, mẹ cần nắm được những dấu hiệu khi bé mọc răng như:

– Miệng bé chảy dãi nhiều: Có những bé mọc răng sẽ chảy nước miếng và thích nhai, cắn đồ vật hoặc ngậm tay. Nếu trong thời gian này, bé chảy dãi quá nhiều, các đồ vật đưa vào miệng không sạch sẽ thì bé rất dễ bị vi khuẩn tấn công, khiến rối loạn tiêu hóa và sốt nhẹ.

– Bé quấy khóc, ngủ ít, bứt rứt khó chịu: Có thể là do “ngứa răng”, nướu bị kích thích và mệt mỏi nên bé thường quấy khóc nhiều hơn bình thường.

– Phần nướu của bé bị sưng, đỏ và cộm lên. Nướu cũng có thể bị nứt, nhiễm trùng khiến trẻ ăn uống kém và sụt cân.

Trẻ em mọc răng nào trước

Trẻ mọc răng bị sốt phải làm sao?

Theo các chuyên gia y tế, bé sốt mọc răng thường sẽ từ 38 – 38,5 độ C. Phần nướu bị sưng tấy, đỏ và khiến bé đau đớn khi nhai nuốt hoặc uống nước. Để giúp bé hồi phục nhanh chóng khi sốt mọc răng, mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của bé. Cho bé ăn các thức ăn nhão như cháo hoặc làm mềm. Bé mọc răng bị sốt thường sẽ lười ăn. Do đó, bố mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn của bé và thay đổi món để kích thích vị giác. Mỗi lần đút cho bé nên sử dụng thìa nhỏ và đút lượng thực phẩm ít.

Sau khi bé ăn xong, nên cho bé uống nước lọc để làm sạch khoang miệng. Có thể cho bé ăn thêm một vài lát chuối lạnh để giảm sưng lợi. Trong chuối cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bé tăng sức đề kháng.

Bố mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên trước và trong khi mọc răng. Sử dụng khăn mềm, nước muối sinh lý để chà vào vùng nướu và phần răng mới nhú lên sẽ giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Như vậy thì sẽ hạn chế được việc viêm chân răng, giúp bé không bị nhiễm khuẩn và sốt nhiều.

Nếu trẻ sốt nhẹ, mẹ có thể hạ sốt cho bé bằng cách sử dụng nước ấm lau người. Trang phục mặc cho bé cần phải thoáng mát. Các loại thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt cần phải hỏi những người có kiến thức chuyên môn. Nếu dùng thuốc hạ sốt Paracetamol thì mẹ lưu ý cho bé uống cách 4 giờ một lần. Liều lượng là 10 mg – 15 mg/ kg. Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc hạ sốt liên tục với liều lượng cao.

Nếu bé sốt quá cao và kéo dài thường là do viêm lợi, áp xe thân răng. Đây không phải là bệnh lý bình thường. Vì vậy, mẹ cần phải hỏi bác sĩ ngay để có hướng chữa trị kịp thời.

Kết luận

Bé mọc răng mẹ phải làm sao

Nhìn chung, mọc răng và bị sốt là tình trạng mà bất cứ bé nào cũng có nguy cơ gặp phải. Nếu bé còn nhỏ, mẹ có thể áp dụng những cách ở trên để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu bé từ 2 tuổi trở lên, mẹ nên hướng dẫn bé chăm sóc răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng, súc miệng bằng nước muối để đảm bảo vi khuẩn không bám được ở chân răng, kẽ răng. Bởi khi rụng răng, thay răng vĩnh viễn, bé vẫn có nguy cơ bị viêm lợi, sâu răng và bị sốt.

Trong mọi trường hợp, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng răng cũng như bệnh lý sốt ở bé. Đặc biệt, trẻ sốt cao từ vài ngày trở lên mà không khỏi thì cũng có khả năng trẻ mắc bệnh khác chứ không phải mọc răng. Hi vọng với những thông tin trên, bố mẹ đã biết cách để xử lý khi bé mọc răng bị sốt. 

Xem thêm bài: Bỏ túi ngPOay 6 tip để tập xe đạp cho bé dễ dàng nhất