Bé bị sâu răng

Bé bị sâu răng – nhận biết và cách điều trị

Ở trẻ nhỏ, vấn đề sâu răng xảy ra khá phổ biến. Trẻ có thể quấy khóc, khó chịu. Và nghiêm trọng hơn, sâu răng sẽ ảnh hưởng đến hệ cơ hàm, khiến răng vĩnh viễn mọc lệch. Vậy nếu bé bị sâu răng thì nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu và cách điều trị sâu răng như thế nào? Bố mẹ đừng bỏ qua những nội dung dưới đây nhé!

Nguyên nhân nào khiến em bé bị sâu răng?

Đầu tiên, mẹ phải biết rằng sâu răng ở trẻ có thể bị ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Nếu răng không được chăm sóc đúng cách thì răng bé có thể bị hỏng bất cứ lúc nào. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng là do:

– Nếu ở răng sữa, thường do lớp men răng mỏng, chưa được canxi hóa nên vi khuẩn dễ tấn công men răng gây hỏng răng, gãy răng và sâu răng. Ở những bé không hấp thụ canxi thường xuyên hoặc mẹ mang thai không bổ sung canxi sẽ khiến men răng của bé yếu.

XEM THÊM BÀI TRẺ SƠ SINH MỌC RĂNG SỐT MẸ LÀM SAO

– Bé ăn nhiều thực phẩm chứa đường và không làm sạch sau khi ăn cũng khiến mảng bám dính ở răng gây ra việc vi khuẩn tích tụ phát triển làm mòn men răng.

– Trẻ bú bình hay ngậm tay cũng là một trong những nguyên nhân dễ khiến cho em bé bị sâu răng.

Dấu hiệu nhận biết bé bị sâu răng 

Bé bị sâu răng

Với những nguyên nhân trên, bé có thể gặp phải tác động xấu về sức khỏe như quấy khóc, ốm sốt hay răng mọc xô lệch. Sâu răng biến chứng răng có thể ảnh hưởng đến xương hàm hoặc bé không thể nhai nát thức ăn gây còi xương, chậm lớn. Bởi vậy, mẹ cần phát hiện tình trạng sâu răng ở trẻ để có thể kịp thời chữa trị. Một số triệu chứng mà mẹ dễ nhận thấy khi trẻ bị sâu răng đó là:

– Bề mặt răng của bé có các điểm trắng đục, vàng nâu và khiến răng bị đổi màu. Ở những trẻ có triệu chứng nặng hơn thì các điểm sẽ là các vùng răng bị ăn mòn, lộ ra màu vàng nâu. Đặc biệt thường xảy ra nhất là ở chân răng.

– Bé bị nhức răng, buốt răng khi ăn đồ ăn nóng hoặc lạnh. Ngà răng bị mủn màu trắng đục, nâu hoặc đen.

– Bé có các lỗ sâu trên răng thấy rõ từ 2 mm trở lên.

– Bé bị nhức răng, ê buốt kéo dài kể cả khi không ăn đồ cay nóng hoặc lạnh. Lỗ sâu răng khi cạo có các ngà mủn và bị ê buốt.

– Bé bị viêm nha chu, sưng tấy ở vùng lợi có răng sâu.

Cách điều trị sâu răng ở trẻ bằng phương pháp dân gian

Đối với các bé, cách chống sâu răng hiệu quả nhất tất nhiên là phòng tránh bằng cách đánh răng thường xuyên, đúng cách. Tuy nhiên, các bé rất khó hợp tác với bố mẹ trong việc chải răng và vệ sinh răng miệng. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng một số cách dễ áp dụng tại nhà sau đây để giúp bé hạn chế sâu răng.

Nước muối sinh lý

bé bị sâu răng

Đối với trẻ sơ sinh, sau khi cho bé bú, mẹ hãy cho bé uống thêm một thìa nước lọc. Thường xuyên dùng khăn sạch để rơ lưỡi và nướu cho bé. Mẹ hãy sử dụng khăn xô sạch, nhỏ một ít nước muối sinh lý để làm ướt khăn, sau đó rơ hàm và lưỡi cho bé từ 1 đến 2 phút để loại bỏ vi khuẩn. Mẹ nên làm hàng ngày cho đến khi bé mọc răng.

Đối với những bé lớn hơn, mẹ có thể hướng dẫn bé súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Trẻ ở độ tuổi từ 2 – 3 tuổi thường rất thích bắt chước theo bố mẹ. Vì thế, giai đoạn này mẹ có thể vừa dạy bé đánh răng vừa súc miệng.

Giấm táo

Nếu răng bé xuất hiện những mảng bám đen, mẹ có thể áp dụng pha từ 1 – 2 giọt giấm táo với nước muối sinh lý để chà răng cho con. Thực hiện mỗi ngày một lần, trong vòng một tuần, các mảng bám đen trên bề mặt răng bé sẽ giảm dần và hết hẳn. Phương pháp này nhờ axit trong giấm táo giúp răng bé sạch hơn. Tuy nhiên không nên pha quá nhiều giấm táo vì sẽ làm hỏng men răng của bé. Sau khoảng 1 tuần thì mẹ nên trở lại làm sạch miệng cho bé bằng nước muối sinh lý.

Lá ổi non

em bé bị sâu răng

Mẹ có thể dùng từ 5 – 7 lá ổi non, nửa thìa café muối, nước ấm. Giã nát lá ổi với muối và nước để được một hỗn hợp đặc. Mẹ lọc lấy nước và để riêng. Dùng tăm bông chấm vào nước lá ổi và lau lên chân răng bị sâu của bé. Thực hiện trị sâu răng cho bé bằng lá ổi từ 3 – 5 lần mỗi ngày và liên tục cho đến khi bé giảm sâu răng. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên thực hiện các phương pháp chải răng cho bé nhé.

Hy vọng qua những chia sẽ trên của Góc Bé Yêu đã giúp cho các bậc phụ huynh biết cách điều trị khi em bé bị sâu răng.

1 bình luận về “Bé bị sâu răng – nhận biết và cách điều trị

  1. Pingback: Lịch mọc răng của trẻ và những điều cần biết – Góc Bé Yêu

Bình luận đã đóng.