Trẻ sơ sinh mới chào đời thường rất được mẹ quan tâm từng chút một. Việc bú, ngủ, ị và cả việc xì hơi. Ở đây là đánh rắm theo kiểu miền Bắc. Vậy trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có bình thường không, cùng tìm hiểu ở bài viết sau.
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là sao?
Xì hơi là biểu hiện bình thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều bé tần suất xì hơi quá nhiều lần trong ngày, điều đó làm các mẹ lo lắng.
Xì hơi ở trẻ sơ sinh thường không có mùi. Trẻ xì hơi trên 10 lần/ngày và kèm theo chướng bụng. Có thể lúc này báo hiệu hệ tiêu hóa của bé có chút vấn đề.
Xem thêm bài: trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên làm sao?
Vậy nguyên nhân nào làm cho trẻ sơ sinh xì hơi nhiều. Cùng tìm hiểu 5 nguyên nhân thường gặp sau.
5 nguyên nhân trẻ sơ sinh xì hơi nhiều
Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ sơ sinh xì hơi nhiều, nhiều khi do cơ địa của trẻ. Tuy nhiên, thông thường 5 lý do sau có khả năng làm cho trẻ sơ sinh xì hơi nhiều. Các mẹ xem qua các nguyên nhân sau mình có gặp phải vấn đề nào không nhé?
1. Do chế độ dinh dưỡng của mẹ
Trong giai đoạn sau sinh mà các mẹ có ăn những thức ăn khó tiêu, hoặc có sử dụng các chất như coca, cafe, trà, gia vị nhiều…Hệ tiêu hóa của mẹ sẽ không tốt cũng có thể dẫn đến hệ tiêu hóa của trẻ cũng tương tự.
Giai đoạn sau sinh, mẹ nên chăm sóc sức khỏe thật tốt để chăm sóc bé tốt. Mẹ có thể ăn uống kỹ: ăn chín (nấu kỹ hầm lâu), uống sôi để trẻ cũng khỏe mạnh nhé.
2. Môi trường trẻ ngủ không yên tĩnh
Trẻ khó ngủ có thể là nguyên nhân của rất nhiều triệu chứng trong đó có xì hơi. Trẻ cảm thấy stress vì môi trường nhiều tiếng động, môi trường ngủ nóng hoặc quá lạnh hoặc quá sáng. Vì cảm thấy khó chịu mà hệ tiêu hóa của bé cũng bất thường. Do đó, trẻ cũng xì hơi nhiều hơn.
Thêm 1 lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ vì quần áo bé mặc bị chật, hoặc chất vải gây khó chịu vùng cổ. Các mẹ nên chọn quần áo sơ sinh mềm, 100% cotton để bé ngủ ngon giấc.
Xem thêm: 5 điều kiêng kỵ khi chọn đồ cho bé sơ sinh
3. Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều do bú sữa không đúng tư thế
Khi trẻ bú bình mà không đúng tư thế, rất có khả năng trẻ sẽ nuốt phải 1 lượng lớn không khí. Điều này dễ làm trẻ ợ hơi hoặc xì hơi để giải tỏa. Mẹ nên tìm hiểu cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách.
Giai đoạn này, trẻ nên bú hoàn toàn bú sữa mẹ. Trẻ bú sữa công thức chỉ là tình thế bất khả kháng. Vì bú sữa công thức dễ làm trẻ bị táo bón.
4. Mẹ sử dụng kháng sinh
Có thể mẹ đang sử dụng một loại kháng sinh nào đó sau sinh. Qua sữa mẹ, kháng sinh có thể vào cơ thể bé và làm mất cân bằng vi khuẩn có lợi và hại. Việ tiêu diệt vi khuẩn có hại sẽ phát sinh khí thừa. Điều đó có thể làm cho trẻ xì hơi.
Do vậy, các mẹ giai đoạn cho con bú dùng thuốc gì nhớ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất thường phải báo ngay kịp thời cho bác sĩ nhé.
5. Cuối cùng là do thức ăn của trẻ sơ sinh
Có thể trẻ ăn dặm quá sớm, các thức ăn gây khó tiêu khi hệ tiêu hóa chưa khỏe. Điều này làm trẻ bị đầy hơi và hoặc ợ hoặc xì hơi.
Một số món ăn dặm không tốt, hoặc đã lên men thì không tốt cho trẻ. Nhiều khi đồ ăn không tốt làm cho trẻ bị tiêu chảy nữa. Nên mẹ cần phải cẩn thận khi chuẩn bị đồ ăn cho trẻ. Tốt nhất là nên tự nấu kỹ, không nên mua ở ngoài cho trẻ ăn thường xuyên.
Xem thêm bài: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt nhiều lần mẹ làm sao
Trẻ được uống nước cam hoặc quýt. Đây là nước uống tạo nhiều bọt khí ở dạ dày. Điều này làm cho trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hơn khi hệ tiêu hóa của con còn yếu ớt.
Theo khuyến cáo, trẻ sơ sinh trước 6 tháng tuổi nên bú mẹ là an toàn nhất để giúp trẻ phát triển hệ tiêu hóa. Các thức ăn khác nên ăn dặm thêm giai đoạn 6 tháng.
Các thức ăn dặm phải được nấu kỹ và là thức ăn trung tính, không ăn đồ tanh, đồ gây nóng hoặc đồ quá lạnh (cam là đồ lạnh).
Nếu 5 yếu tố trên mà trẻ gặp phải, mẹ sẽ khắc phục nhé. Hạn chế hoặc cải thiện để hệ tiêu hóa trẻ ổn định lại. Qua đó trẻ sẽ ít xì hơi lại.
Trường hợp, trẻ xì hơi kèm chướng bụng và có đau bụng. Tốt nhất mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để khám chuyên khoa cho bé và điều trị thích hợp.
Chúc bé của mẹ ăn giỏi, mau lớn và cả nhà hạnh phúc