Vào mùa lạnh, trẻ em là đối tượng có nguy cơ đối mặt với nhiều loại bệnh khác nhau nhất do sức đề kháng kém hoặc. Nhằm để các ông bố bà mẹ có thể chủ động phòng tránh những căn bệnh mà trẻ dễ mắc phải. Góc Bé Yêu sẽ chỉ ra TOP 7 bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa lạnh.
TOP 7 bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa lạnh
-
Cảm cúm
Đây là một trong những bệnh phổ biến nhất mà trẻ thường gặp. Triệu chứng của cảm cúm bao gồm hắt hơi, đau rát họng, nghẹt mũi và cơ thể bị tê mỏi. Trẻ sẽ hay khóc, chảy nước mũi vì khó chịu.
XEM THÊM Dấu hiệu có thai sớm
Cách chữa trị: Sử dụng các loại thuốc điều trị hạ sốt, bù nước và tăng cường sức đề kháng. Khi thấy trẻ có triệu chứng nặng hơn thì hãy đến bác sĩ để kiểm tra. Hiện nay có một số loại vắc xin phòng chống cảm cúm được các bác sĩ khuyên dùng. Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cảm cúm là giữ ấm cho trẻ và hạn chế để trẻ tiếp xúc với người mắc cúm.
-
Sốt phát ban
Sốt phát ban là căn bệnh dễ lây nhiễm và thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Đặc biệt trong môi trường như trường học, mẫu giáo, nhà trẻ, khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp, hắt hơi càng cao. Một số triệu chứng do bệnh gây ra như đau đầu, viêm họng, viêm kết mạc mắt và trẻ thường bị sốt. Khi trẻ hạ sốt sẽ xuất hiện các chấm xuất huyết nhỏ trên cơ thể.
Cách chữa trị: Khi có những dấu hiệu của sốt phát ban, trẻ nên điều trị bằng cách hạ sốt để giảm đau họng, ho và bổ sung thêm các vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Để phòng tránh loại bệnh này nên dùng vắc xin MMR cho trẻ.
-
Viêm đường hô hấp
Bệnh này xảy ra do virus hợp bào trong không khí phá vỡ hệ thống đề kháng trong cơ thể của trẻ, nhất là hệ hô hấp và thường lây qua đường miệng, nước bọt, sự tiếp xúc của tay đối với các vật dụng ăn uống. Trẻ sẽ gặp các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, biếng ăn, khó thở hay quấy khóc và thi thoảng có thể bị co giật.
Cách điều trị: Sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, hạ sốt, tăng cường sức đề kháng cho trẻ theo sự chỉ định của bác sĩ và không quên giữ ấm cho trẻ nhất là khi ra ngoài.
Xem thêm bài: Top 7 triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh mẹ buộc phải nhớ
-
Quai bị
Thường gọi là bệnh viêm tuyến mang tai do virus Paramyxovirus gây ra. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em, nhất là vào mùa lạnh tạo điều kiện để virus xâm nhập vào cơ thể. Cách lây lan của quai bị cũng khá nhanh và hay xuất hiện ở các khu tập thể qua đường hô hấp.
Thông thường, bệnh sẽ không có dấu hiệu cụ thể và phải 2 đến 3 tuần sau mới thấy rõ triệu chứng của quai bị. Khi virus phát triển bên trong khoang miệng, ăn sâu vào hồng cầu sẽ gây ra viêm tuyến mang tai. Trẻ sẽ bị sốt cao, đau đầu, đau cơ miệng, biếng ăn. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời tránh gây ra các biến chứng khác nhau. Nếu không được chữa trị sớm thì có thể bị viêm màng não, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
-
Thủy đậu
Bệnh thủy đậu do virus varicella zoster gây ra và thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn. Khi bị thủy đậu, trẻ sẽ bị sốt và nổi mụn ở mặt. Để tránh mắc virus, bạn cần đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng cho trẻ, bệnh sẽ tự khỏi. Hoặc tốt nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh trước mùa dịch 1 tháng để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Vắc xin thủy đậu sẽ phát huy tác dụng sau 2 đến 3 tuần.
Xem thêm bài: Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì giúp mau khỏi
-
Tiêu chảy
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh là do vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng hoặc nhóm virus đường ruột. Biểu hiện đầu tiên của bệnh khi nhiễm rotavirus là bị sốt, đau bụng, nôn mửa và sau đó bị tiêu chảy cấp.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị khi nhiễm loại virus này kể cả kháng sinh. Bệnh sẽ khỏi từ 4 đến 8 ngày, trẻ cần được chữa trị để ngăn ngừa sự mất nước và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Xem bài: Những dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em dễ nhận biết nhất
-
Bệnh ngoài da
Vào mùa đông, trẻ dễ mắc các bệnh ngoài da xuất hiện các triệu chứng như đau nhức, phù thanh quản. Để tránh mắc bệnh, bạn nên chuẩn bị quần áo ấm cho trẻ, hạn chế đưa trẻ ra ngoài khi trời lạnh. Khi bị ngứa, nên dùng thuốc kháng histamin ngăn ngừa tình trạng nổi mề đay. Đặc biệt thời tiết khô hanh, thì việc giữ ấm cho chân tay của bé càng cần phải cẩn thận hơn. Hãy bôi các loại kem giảm nứt da chân và uống các loại thuốc chống dị ứng khi bị ngứa.
Trên đây là TOP 7 bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa lạnh bạn cần phải chú ý để phòng tránh cho trẻ. Hầu hết đây là các loại bệnh lây truyền khá nhanh chóng nên bạn cần phải nắm rõ để có những biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. Góc Bé Yêu chúc bạn sẽ làm thật tốt để giữ gìn sức khỏe cho bé cũng như cả gia đình!
Góc Bé Yêu là shop thời trang trẻ em cao cấp.