lịch mọc răng của trẻ

Lịch mọc răng của trẻ và những điều cần biết

Răng là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến phát âm, vẻ đẹp của trẻ. Vì thế, việc theo dõi lịch mọc răng của trẻ cũng như cách chăm sóc răng bé là điều bắt buộc mà bố mẹ nào cũng cần làm.

Lịch mọc răng của trẻ 

trẻ em mọc răng sốt mấy ngày

Thời gian mọc răng của trẻ thường kéo dài trong 2 năm đầu đời, bắt đầu từ tháng thứ 6. Có một vài trường hợp mọc răng rất sớm hoặc mọc răng muộn hơn do yếu tố di truyền hoặc do cấu trúc răng. Thời gian chênh lệch khoảng 1 năm nên các mẹ không cần quá lo lắng. Các mẹ có thể theo dõi lịch mọc răng của trẻ như sau:

6 tháng tuổi – 9 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa giữa. Đầu tiên, răng cửa hàm dưới của bé sẽ xuất hiện ở tháng thứ 6. Tiếp theo là hai răng cửa hàm trên sẽ mọc vào tháng thứ 8.

7 tháng tuổi – 10 tháng tuổi: Mọc 2 răng cửa trên.

XEM THÊM BÀI TRẺ SƠ SINH MỌC RĂNG SỐT MẸ LÀM SAO

12 tháng tuổi – 14 tháng tuổi: Mọc 4 răng hàm sữa. Sau khi 6 răng cửa mọc đầy đủ thì răng hàm sẽ xuất hiện. 2 răng hàm trên phía bên trong sẽ nhú lên sau đó là 2 răng hàm dưới đối diện.

16 tháng tuổi – 18 tháng tuổi: Mọc 4 răng nanh sữa. Răng nanh sữa sẽ mọc để lấp đầy chỗ trống giữa răng cửa và răng hàm. Răng nanh sữa trên sẽ mọc trước răng nanh sữa dưới. Một vài bé mọc chậm thì đến 22 tháng tuổi mới mọc đủ 4 răng nanh sữa.

20 tháng tuổi – 30 tháng tuổi: Mọc 4 răng hàm sữa cuối cùng. Vào tháng thứ 20, 2 răng hàm dưới sẽ bắt đầu xuất hiện. Sau đó 2 răng hàm trên sẽ nhú.

trẻ em mọc răng khi nào

Cách chăm sóc răng khi mọc răng

Việc chăm sóc răng cho bé là điều quan trọng bắt buộc, nhất là trong giai đoạn mọc răng. Bố mẹ chú ý hướng dẫn bé chăm sóc răng sẽ giúp bảo vệ và phòng ngừa bệnh răng miệng và giúp bé sở hữu hàm răng đẹp, chắc khỏe.

Ở giai đoạn 1 tuổi đến 2 tuổi, các mẹ nên vệ sinh răng nướu của trẻ. Sử dụng gạc mềm thấm nước ấm hoặc nước muối sinh lí rồi chà lên vùng răng. Áp dụng ngày 2 lần, sáng sau khi thức dậy và tối sau khi ăn cơm tối.

Bước sang tuổi thứ 3, các bé nên được hướng dẫn cách đánh răng đúng. Giai đoạn này là giai đoạn thay răng ở trẻ và răng sữa chuyển sang răng vĩnh viễn. Vì thế, bố mẹ nên chỉ cách đánh răng cho trẻ sau khi ăn để loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn bám trên răng.

Xem thêm bài: Bé bị sâu răng – nhận biết và cách điều trị

Các câu hỏi liên quan đến răng miệng của trẻ – trẻ em mọc răng sớm

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?

trẻ em mọc răng nào trước

Răng sữa là một trong những loại răng mọc trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Răng sữa giúp bé ăn uống tốt và phát âm chuẩn. Răng sữa mọc đúng đẹp ảnh hưởng đến vị trí mọc răng vĩnh viễn sau này. Vì thế các mẹ nên chú ý đến việc răng sữa lung lay thì có nên nhổ hay không?

Răng sữa lung lay và nhổ quá sớm thì khiến răng bị chảy máu nhiều, trẻ bị đau và sợ, không dám nhổ răng cho những lần tiếp theo. Nhổ quá sớm răng sữa trong khi răng vĩnh viễn chưa kịp mọc sẽ ảnh hưởng đến việc phát âm ở trẻ. Qua đó hình thành thói quen phát âm đớt, không chuẩn sau này.

lịch mọc răng của trẻ

Về cơ bản, răng sữa chỉ là răng tạm thời để chờ răng vĩnh viễn. Vì thế, các mẹ cần chú ý đến việc lung lay của răng sữa và sự mọc của răng vĩnh viễn. Khi nào chân răng sữa bị đứt gần hết và răng vĩnh viễn mới nhú lên thì tiến hành nhổ. Như thế sẽ giảm bớt đau đớn ở trẻ và khiến răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

Một vài trường hợp răng sữa lung lay đã lâu mà chưa rụng đồng thời răng vĩnh viễn đã mọc lệch bên dưới thì tốt nhất các mẹ nên can thiệp nhổ sớm. Nếu chờ đợi quá lâu sẽ khiến răng sưng đau và viêm nhiễm. Đồng thời răng vĩnh viễn sẽ mọc nhầm chỗ khiến hàm răng bị lệch trông mất thẩm mỹ.

Trẻ thay răng mọc lệch

Trẻ thay răng mọc lệch

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc răng mọc lệch ở trẻ. Có thể là do di truyền khiến trẻ bị hô hoặc móm và dẫn đến xương hàm phát triển quá mức. Có thể là việc răng sữa mất sớm và không định hình được vị trí cho răng vĩnh viễn sau này. Vì thế khiến răng vĩnh viễn mọc lệch, chen chúc. Thói quen mút tay, nghiến răng, thở bằng miệng, mút môi cũng khiến răng bị sai lệch so với khớp và trở nên lệch lạc.

Nếu răng sữa mọc lệch thì các mẹ cũng không cần quá lo lắng và tìm cách chỉnh sửa. Bởi răng sữa chỉ là răng tạm thời và mang tính chất định hướng cho răng vĩnh viễn sau này. Khi răng vĩnh viễn mọc lệch, bố mẹ nên tiến hành can thiệp sớm để răng mọc đúng vị trí và ngay ngắn.

Nhổ răng sữa cho bé

Giai đoạn 7 đến 10 tuổi, nếu răng mọc lệch, trẻ nên áp dụng phương pháp chỉnh nha bằng hàm trainer hoặc máng chống nghiến để tạo tiền đề giúp răng mọc đúng hướng.

Bước sang tuổi 11 đến 16, trẻ có thể niềng răng để chỉnh lại răng mọc lệch. Tùy vào độ tuổi và tình trạng răng của trẻ mà bác sĩ áp dụng phương pháp niềng răng phù hợp. Có thể là niềng răng gắn mắc cài hoặc niềng răng bằng dây cung.

Nhổ răng sữa cho bé

Nhổ răng sữa cho bé

Để nhổ răng sữa cho bé an toàn và đúng lúc, các mẹ nên nhớ các mốc thay răng sữa của trẻ như sau: Răng cửa giữa thay lúc 5-7 tuổi. Răng cửa bên thay vào 7-8 tuổi. Răng hàm sữa thứ nhất thay lúc 9 – 10 tuổi. Tuổi 10 – 11 thay răng nanh sữa và răng hàm sữa thứ hai thay lúc 11-12 tuổi.

Các mẹ không nên nhổ răng sữa của trẻ trước thời điểm thay răng. Bởi vì răng sữa mọc tạm thời và đến thời điểm phù hợp, nó sẽ tự lung lay báo hiệu rụng. Cách tốt nhất là nên thăm khám răng cho trẻ 6 tháng 1 lần để theo dõi quá trình phát triển của răng và có sự điều chỉnh kịp thời.

Nếu đến thời điểm thay răng nhưng răng sữa không rụng thì các mẹ mới tìm đến giải pháp nhổ.22

Hy vọng qua những thông tin trên, các bậc phụ huynh sẽ hiểu về quy luật mọc răng ở trẻ và cách chăm sóc răng cho bé đúng và hợp lý.

Nguồn: Góc Bé Yêu tổng hợp

Góc Bé Yêushop quần áo trẻ em cao cấp với chính sách ship COD toàn quốc. Xem ngay một số quần áo bé sơ sinh